Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Xin Luật sư giải đáp giúp tôi thắc mắc như sau: Tôi và chồng đã ly hôn năm 2015, tôi có 01 con trai năm năm 8 tuổi, theo quyết định ly hôn của Tòa án, tôi là người trực tiếp nuôi con và chồng tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng cho tôi để nuôi con mỗi tháng 02 triệu đồng. Từ đó đến nay, chồng tôi vẫn thực hiện cấp dưỡng cho con tôi đầy đủ theo đúng thỏa thuận. Đến nay, tôi sắp phải xuất cảnh sang Nhật để đi xuất khẩu lao động, tôi cũng không thể đem con trai mình đi cùng được, gia đình nhà tôi hiện giờ cũng không còn ai có khả năng nuôi và dạy cháu chu đáo được. Vì vậy, tôi muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con từ mình sang bố cháu thì có được hay không? Nếu được thì việc thực hiện thay đổi đó được pháp luật quy định như thế nào? Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như thế nào?

Trả lời: Thay mặt cho Công ty Phamlaw, tôi xin cảm ơn chị đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, đối với vấn đề chị hỏi, tôi xin được trả lời như sau:

Hiện nay, pháp luật đã tính đến một số trường hợp cụ thể phát sinh trên thực tế để từ đó dự liệu, đưa ra các quy định nhằm cụ thể hóa và giải quyết những vấn đề này. Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, cụ thể như sau:

Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này như cơ quan quản lý nhà nước về gia đình. cơ quan quản lý  nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải hướng tới mục đích đảm bảo để con được chăm sóc, giáo dục đầy đủ, hướng tới phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: Tòa án sẽ quyết định về việc thay đổiu người trực tiếp nuôi con.

– Căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm:

Thứ nhất, cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. Theo đó, có thể tại thời điểm Tòa án ra quyết định ly hôn, một bên cha hoặc mẹ có đủ điều kiện để nuôi dưỡng và chăm sóc con nhưng sau đó, do một số nguyên nhân nhất định mà người đó không còn có khả năng chăm sóc con một cách đầy đủ. Việc thay đổi người chăm sóc, nuôi dưỡng này nhằm đảm bảo để con cái có điều kiện tốt nhất để học tập, phát triển.

Thứ hai, người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Theo đó, một số trường hợp cha, hoặc mẹ không còn đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con như cha mẹ không có điều kiện về kinh tế, cha mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự không thể nhận thức, điều khiển hành vi được hay cha mẹ mất khả năng lao động không còn đủ điều kiện nuôi con nữa….Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con này để đảm bảo con cái được chăm sóc, giáo dục đầy đủ, chu đáo để phát triển.

Thứ ba, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Như chị đã nói, con trai chị năm nay đã 8 tuổi, cháu cũng đã nhận thức được và đề đạt được mong muốn ở với ai, vì vậy chị có thể tham khảo ý kiến của cháu xem có muốn ở cùng với bố hay không, điều này cũng có ý nghĩa rất quan trọng vì cháu sẽ là người trực tiếp là người sẽ sống cùng bố.

Thứ tư, chủ thể có thẩm quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm:

– Người thân thích;

– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

–  Hội liên hiệp phụ nữ.

Trên đây là phần tư vấn của Phamlaw về Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Nội dung tư vấn dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, chị có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài tư vấn chuyên sâu 1900 hoặc số hotline 0973938866 để được tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ pháp lý khác một cách nhanh nhất.

 > xem thêm:

 

Rate this post