Vấn đề hôn nhân: Kết hôn trái pháp luật theo pháp luật hiện hành

Vấn đề hôn nhân: Kết hôn trái pháp luật theo pháp luật hiện hành

Kính chào anh chị Luật sư, tôi có nghe rất nhiều người nói về kết hôn trái pháp luật nhưng thực tế tôi cũng không hiểu thế nào là kết hôn trái pháp luật và những vấn đề có liên quan. Tôi muốn Luật sư có thể giải đáp cho tôi hiểu thêm về kết hôn trái pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin chân thành cảm ơn !

Vấn đề hôn nhân: Kết hôn trái pháp luật theo pháp luật hiện hành

Giải đáp: Thay mặt cho Phamlaw, tôi xin chân thành cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi thắc mắc về cho chúng tôi, về vấn đề bạn băn khoăn liên quan đến việc kết hôn trái pháp luật, chúng tôi xin được giải đáp dựa trên các quy định của pháp luật hôn nhân hiện hành như sau:

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 xác định

“ kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này”.

Theo đó, việc nam nữ kết hôn trái pháp luật vi phạm một trong các yếu tố như độ tuổi kết hôn, ý chí các bên, năng lực chủ thể….Thực tế hiện nay có rất nhiều các trường hợp kết hôn trái pháp luật phát sinh và ngày càng có xu hướng tăng lên, ví dụ nam 18 tuổi, nữ 19 tuổi kết hôn với nhau thì thuộc trường hợp kết hôn trái pháp luật hay trường hợp kết hôn nhưng một trong hai bên bị ép kết hôn ….thì trái với quy định của pháp luật hôn nhân hiện hành.  

Xử lý việc kết hôn trái pháp luật: Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình, việc  xử lý kết hôn trái pháp luật do Tòa án giải quyết theo thủ tục của Luật này và thủ tục tố tụng dân sự.

Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân.

Ví dụ: T5/2010, anh A 19 tuổi và chị M 18 tuổi có kết hôn với nhau nhưng gia đình cả hai bên đều không biết. Đến T4/2016, gia đình anh A phát hiện và nộp đơn lên Tòa án yêu cầu việc kết hôn trái pháp luật do tại thời điểm kết hôn anh A chưa đủ 20 tuổi. Tuy nhiên, khi tòa án tiến hành giải quyết, cả hai vợ chồng anh A đều có mong muốn Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân trên, Tòa án xem xét thấy cả hai bên đều đã đủ điều kiện kết hôn, hoàn toàn tự nguyện và mong muốn được tiếp tục quan hệ vợ chồng với nhau thì Tòa án sẽ công nhận quan hệ hôn nhân trên là hợp pháp.

Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch.

Như vậy, xét về hệ quả, kết hôn trái pháp luật có thể dẫn đến hai khả năng đó quan hệ hôn nhân đó sẽ được công nhận và họ tiếp tục chung sống với nhau, khi đó quan hệ hôn nhân của họ mới hợp pháp. Ngược lại, nếu không đáp ứng được yêu cầu thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật nhằm đảm bảo sự tôn nghiêm của Pháp luật cũng như đảm bảo được lợi ích, nguyện vọng của các bên.

Đối với trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật thì hai bên sẽ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng; quyền, nghĩa vụ của cha mẹ, con cái được giải quyết theo quy định về quyền của cha, mẹ, con như khi ly hôn; quan hệ tài sản giữa các bên được giải quyết tương tự như trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Trên đây là những quy định của pháp luật có liên quan về: “Vấn đề hôn nhân: Kết hôn trái pháp luật theo pháp luật hiện hành” mà Phamlaw giới thiệu cho bạn, nếu còn bất cứ thắc mắc hay yêu cầu nào có liên quan bạn có thể trực tiếp gửi yêu cầu về cho Công ty, chúng tôi sẽ nhanh chóng phản hồi lại yêu cầu của bạn!

Trân trọng!

Xem thêm:

 

Rate this post