Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Câu hỏi: Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Tôi và vợ đã ly hôn được hơn 2 năm. Chúng tôi có một con chung năm nay 7 tuổi, hiện đang ở với mẹ. Xin hỏi, sắp tới vợ tôi có ý định tái hôn thì tôi muốn giành quyền nuôi con có được không? Thu nhập của tôi ổn định, hàng tháng tôi vẫn cấp dưỡng đầy đủ cho con 3 triệu rưỡi.

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về hộp thư tư vấn của Phamlaw. Chúng tôi rất hiểu và chia sẻ với mong muốn của bạn. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình thì khi cha, mẹ ly hôn, quyền trực tiếp chăm sóc con cái sẽ do hai bên thỏa thuận, nếu không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét và quyết định trao quyền trực tiếp nuôi con cho người cha hoặc người mẹ. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều vấn đề phát sinh có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái ví dụ như điều kiện kinh tế của người trực tiếp nuôi con không còn đủ để đảm bảo việc nuôi dưỡng, chăm sóc con hoặc vì lý do nào đó người đang trực tiếp nuôi con không thể tiếp tục và muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con…Vì thế, để đảm bảo lợi ích cho đứa trẻ, Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định về trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Cụ thể, tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 84 quy định:

“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.”

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn có thể tự thỏa thuận với mẹ của bé về việc bạn sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì bạn cần phải chứng minh được việc mẹ của bé sắp tái hôn, có cuộc sống gia đình mới sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc bé.

Bên cạnh đó, theo như thông tin mà bạn đã cung cấp thì bé nhà bạn đã được 7 tuổi, tuy nhiên do bạn không nói rõ là bé đã đủ 7 tuổi hay mới bước sang tuổi thứ 7 nên trong trường hợp bé đã đủ 7 tuổi thì bên cạnh việc thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi bé hoặc yêu cầu của bạn về việc thay đổi người trực tiếp nuôi bé thì Tòa án cũng sẽ xem xét đến nguyện vọng của bé để đưa ra quyết định.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn liên quan đến viêc “Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn“. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc hay cần tư vấn về thủ tục pháp lý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0973938866 hoặc tổng đài 19006284.

Xin chân thành cảm ơn!

Xem thêm:

 

 

5/5 - (2 bình chọn)