Nghĩa vụ báo cáo hàng năm gửi cơ quan Nhà nước của doanh nghiệp

Nghĩa vụ báo cáo hàng năm gửi cơ quan Nhà nước của doanh nghiệp

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, Quý luật sư cho tôi hỏi vấn đề sau: Theo tôi được biết thì doanh nghiệp phải nộp các báo cáo định kỳ như báo cáo hàng tháng, báo cáo hàng quý, báo cáo bán niên và báo cáo hàng năm. Tuy nhiên doanh nghiệp tôi chưa hiểu về báo cáo hàng năm cho lắm, vậy nên kính mong Quý luật sư làm rõ giúp tôi vấn đề này.

(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw)

Trả lời: (câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw. Về thắc mắc của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn của mình qua bài viết dưới đây.

Nghĩa vụ báo cáo hàng năm gửi cơ quan Nhà nước của doanh nghiệp
Nghĩa vụ báo cáo hàng năm gửi cơ quan Nhà nước của doanh nghiệp

Nghĩa vụ báo cáo hàng năm gửi cơ quan Nhà nước của doanh nghiệp         

*Báo cáo hàng năm

Đối với các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ chủ yếu nộp báo cáo hàng năm gửi tới cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý lao động. Báo cáo hàng năm của doanh nghiệp bao gồm các loại báo cáo sau:

  • Báo cáo tài chính hàng năm nộp tới cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và cơ quan thông kê;
  • Báo cáo về tình hình sử dụng, an toàn vệ sinh và tai nạn lao động, trong đó có người lao động nước ngoài nộp tới cơ quan quản lý lao động;
  • Báo cáo đánh giá thực hiện dự án đầu tư (nếu có) nộp cho cơ quan quản lý đầu tư.

Trong các loại báo cáo nêu trên thì báo cáo tài chính là báo cáo quan trọng nhất của doanh nghiệp trong nước. Đối với doanh nghiệp trong nước, thông thường doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính hàng năm trong khoảng thời gian từ 30 ngày đến 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Bên cạnh việc nộp báo cáo tài chính hàng năm cho cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp còn phải nộp báo cáo này tới cơ quan thuế và cơ quan thống kê. Đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì còn phải nộp báo cáo này tới cơ quan quản lý hành chính như Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính ở từng địa phương.

Mục đích của báo cáo tài chính nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Bên cạnh đó, báo cáo tài chính còn cung cấp thông tin về: Tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập và các chi phí kinh doanh khác; lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước; các tài sản khác có liên quan đến đơn vị; luồng tiền ra vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Ngoài ra với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì ngoài các loại báo cáo hàng năm kể trên thì doanh nghiệp phải nộp thêm một số báo cáo liên quan đến hoạt động kinh doanh và việc thực hiện góp vốn điều lệ cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tất cả các báo cáo này đều phải được lập theo mẫu trong quy định của pháp luật.

*Quyền tiếp cận thông tin

Luật doanh nghiệp 2020 có phép bên thứ ba có quyền tiếp cận thông tin của doanh nghiệp tại Điều 33 như sau:

Thứ nhất, Tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin được lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật doanh nghiệp 2020.

Căn cứ theo quy định của Điều luật này thì bên thứ ba có quyền đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin mà doanh nghiệp có nghĩa vụ công khai theo quy định của pháp luật, ở chiều ngược lại cơ quan đăng ký kinh doanh cũng có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin này.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì bên thứ ba sẽ có quyền được cung cấp thông tin liên quan đến các nội dung sau:

  • Nội dung về đăng ký doanh nghiệp;
  • Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp;
  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Các nội dung nêu trên được công khai tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, bên thứ ba có thể tham khảo các thông tin từ đây hoặc trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Bộ Kế hoạch đầu tư và phải trả phí được cung cấp thông tin theo quy định. Đến thời điểm hiện tại thì thông tin chính mà doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 khi đăng ký kinh doanh bao gồm các nội dung ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và một số các thông tin khác như tên và mã số doanh nghiệp, trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, thành viên góp vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần. Nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tình trạng pháp lý và báo cáo tài chính hàng năm là những thông tin mà doanh nghiệp phải công khai và bên thứ ba có quyền được biết. Ngoài các thông tin này thì các loại báo cáo được nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước như đã nêu trên về cơ bản không phải là thông tin doanh nghiệp phải công khai.

Tuy nhiên cần phải lưu ý đó là hiện nay Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn chưa làm rõ giá trị của thông tin được cung cấp tại cổng thông tin điện tử đăng ký doanh nghiệp hoặc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Bộ Kế hoạch đầu tư. Chính vì vậy nên chưa có một đảm bảo pháp lý về tính chính xác, kịp thời và đầy đủ về các thông tin được cung cấp. Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thông báo với Sở Kế hoạch và Đầu tư khi nhận thấy các thông tin được cung cấp không chính xác, tuy nhiên thì ở chiều ngược lại Sở Kế hoạch và Đầu tư không có nghĩa vụ theo luật bảo đảm tính chính xác, kịp thời và đầy đủ về các thông tin được cung cấp.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Phamlaw về thắc mắc của Quý khách liên quan đến vấn đề Nghĩa vụ báo cáo hàng năm gửi cơ quan Nhà nước của doanh nghiệp. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tịn đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

 

 

5/5 - (1 bình chọn)