Thủ tục thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Trong quá trình hoạt động, việc thành lập chi nhánh là cách thức thường được các doanh nghiệp lựa chọn để mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh. Thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài là thủ tục đăng ký thêm đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp tại nơi chi nhánh đăng ký trụ sở để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho chi nhánh.
Việc thực hiện đúng thủ tục mở chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật là việc làm cần thiết trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp. Phamlaw sẽ hướng dẫn cụ thể các thủ tục cần thiết theo quy định pháp luật mới nhất để quý khách hàng có thể tham khảo.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật doanh nghiệp 2020
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT
Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Các văn bản pháp luật khác có liên quan (Luật Ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng, Luật du lịch, Luật kinh doanh bảo hiểm,…).
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Chi nhánh chính là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thực hiện một phần hoặc là toàn bộ những chức năng của một doanh nghiệp kể cả những chức năng đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp. Hiện nay, chi nhánh là một trong những mô hình mà các doanh nghiệp thường xuyên cân nhắc mỗi khi có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là khi thực hiện việc mở rộng kinh doanh khác tỉnh. So với văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, chi nhánh có những ưu thế như:
- Được sở hữu con dấu riêng mang tên chi nhánh công ty và sẽ thay cho công ty mẹ ký hợp đồng kinh tế;
- Thành lập chi nhánh sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao tiếp với khách hàng thay vì khách hàng bắt buộc phải đến trụ sở chính công ty;
- Chi nhánh sẽ được phép hoạt động kinh doanh và giao dịch giống như công ty mẹ;
- Được chọn lựa chế độ hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
2. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập chi nhánh khi đảm bảo các điều kiện sau:
- Công ty nước ngoài phải hoạt động liên tục tối thiểu 5 năm, kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh;
- Nếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định thời hạn hoạt động thì tối thiểu thời hạn phải còn là 1 năm, tính từ ngày nộp hồ sơ mở chi nhánh công ty;
- Ngành nghề hoạt động của chi nhánh phải dựa theo ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài (trụ sở chính);
- Nội dung hoạt động của chi nhánh phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Công ty nước ngoài phải thuộc quốc gia, lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật công nhận tại các quốc gia, lãnh thổ đó;
- Nếu chi nhánh công ty nước ngoài không đảm bảo được điều kiện 4 và điều kiện 5 thì thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài phải được Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành chấp thuận.
3. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị thông tin của chi nhánh
Việc thành lập một chi nhánh của công ty có vốn đầu tư của nước ngoài cũng tương tự với khi thành lập công ty có vốn quốc ngoại. Do đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ:
Thứ nhất, về ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề mà chi nhánh kinh doanh phải phù hợp với ngành nghề đã đăng ký kinh doanh của của công ty có vốn quốc ngoại. Hơn nữa, phải đảm bảo các điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện kinh doanh của ngành nghề.
Những ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh liên quan đến hàng hóa thì doanh nghiệp cần tiến hành xin giấy phép mở chi nhánh, cơ sở bán lẻ… thì mới được phép thành lập chi nhánh.
Thứ hai, Chuẩn bị người quản lý, người đại diện pháp luật cho chi nhánh
Người đứng đầu chi nhánh là cá nhân, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; Có thể là người khác hoặc thành viên công ty. Người đứng đầu chi nhánh không thuộc trường hợp người bị treo mã số thuế trên hệ thống đăng ký thuế và đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Thứ ba, Chuẩn bị địa chỉ chi nhánh của công ty
Công ty vốn quốc ngoại cần chuẩn bị địa chỉ cụ thể cho chi nhánh, không sử dụng địa chỉ giả. Không được dùng nhà chung cư, khu tập thể làm địa chỉ chi nhánh. Ngoài ra, nếu là địa điểm đi thuê, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ giấy chứng nhận thuê đất hợp lệ.
Thứ tư, Chuẩn bị tên cho chi nhánh của công ty
Tên của chi nhánh công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài phải có thêm từ chi nhánh. Tên chi nhánh có thể trùng với tên công ty chính hoặc dùng một tên khác theo quy định. Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt ( Khoản 1 điều 40 Luật doanh nghiệp 2020)
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ
Hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài gồm những giấy tờ như sau:
- Biên bản thông báo về việc thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
- Quyết định thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
- Biên bản về việc họp bàn mở chi nhánh cho công ty.
- Quyết định về việc bổ nhiệm người quản lý, người đại diện, dứng đầu chi nhánh.
- Bản sao giấy phép đăng ký đầu tư
- Bản sao giấy phép đăng ký doanh nghiệp có vốn của nước ngoài.
- Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước của chủ chi nhánh.
- Biên bản thông báo mẫu dấu tròn của chi nhánh
- Các hồ sơ liên quan đến điều kiện ngành nghề kinh doanh (nếu có).
- Hợp đồng thuê nhân viên làm chủ chi nhánh.
- Hợp đồng thuê địa điểm để thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
- Bản sao điều lệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư đến từ nước ngoài.
Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh tại cơ quan đăng ký kinh doanh và chờ nhận kết quả giấy phép đăng ký kinh doanh của chi nhánh
Hồ sơ thành lập chi nhánh có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhánh đặt trụ sở hoặc nộp qua mạng trên trang “Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp”.
Trong thời hạn từ 3 đến 5 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp nộp bổ sung một bộ hồ sơ bản cứng (nếu trước đó nộp online) và nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Ngược lại, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo hướng dẫn điều chỉnh hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp bổ sung thông tin và nộp lại từ đầu (Theo khoản 3 điều 30 Luật doanh nghiệp 2020 )
Bước 4: Công bố thông tin thành lập chinh nhánh
Theo quy định tại khoản 4 điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì sau khi thành lập chi nhánh phải công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Theo quy định tại Điều 45, Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hay thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không đúng thời hạn quy định sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: Buộc thông báo nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Khắc dấu chi nhánh và Đăng tải mẫu dấu
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, chi nhánh thực hiện khắc dấu cho chi nhánh.
Theo điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 thì Dấu của doanh nghiệp bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Nội dung con dấu chi nhánh phải thể hiện những thông tin sau đây: Tên chi nhánh và Mã số thuế của chi nhánh. Sau khi khắc dấu, doanh nghiệp phải tiến hành Thông báo mẫu dấu chi nhánh lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trước khi sử dụng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về thủ tục thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu như doanh nghiệp của bạn cần thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Luật Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được hỗ trợ nhanh nhất.