Cổ Phần Ưu Đãi Biểu Quyết Là Gì? Theo Luật Doanh Nghiệp Mới

Cổ Phần Ưu Đãi Biểu Quyết Là Gì? Theo Luật Doanh Nghiệp Mới, khi nào nên sở hữu cổ phần biểu quyết? Tư vấn về hoạt động trong công ty cổ phần của doanh nghiệp. Trong bài viết này cùng Phamlaw đi tìm hiểu cổ phần biểu quyết và cổ đông sở hữu cổ phần có quyền và nghĩa vụ gì.

Cổ Phần Ưu Đãi Biểu Quyết Là Gì?.

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là một trong bốn loại của cổ phần ưu đãi bên cạnh cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán. Tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phần biểu quyết được gọi là cổ đông ưu đãi.

Cổ phần được định nghĩa tại khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cụ thể: Cổ phần biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần do Điều lệ công ty quy định.

Theo đó, cổ đông sở hữu cổ phần biểu quyết có ưu đãi hơn các cổ đông khác ở chỗ cổ đông này có nhiều phiếu biểu quyết hơn so với những cổ đông khác không sở hữu cổ phần.

>>> Xem Thêm Giải Thể Doanh Nghiệp Trọn Gói.

Co Phan Uu Da Bieu Quyet Theo Luat Doanh Nghiep Moi

Quyền Và Nghĩa Vụ Của Người Nắm Giữ Cổ Phần Ưu Đãi Biểu Quyết.

Cổ đông chịu trách nhiệm về những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (Điểm c khoản 1 điều 111 luật doanh nghiệp 2020). Đối với trường hợp nắm cổ phần thì quyền điều hành sẽ lớn hơn so với cổ đông thông thường nhưng trách nhiệm lại nhỏ hơn (tương đương với phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp) do vậy để tránh quyền lợi này của cổ đông nắm giữ cổ phần việc ưu đãi biểu quyết chỉ có giá trị trong vòng 3 năm đầu từ khi cty được cấp đăng ký kinh doanh.

Tổ chức, cá nhân được sở hữu cổ phần biểu quyết.

Khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Theo đó không phải tổ chức, cá nhân nào cũng được sở hữu cổ phần biểu quyết mà chỉ có hai chủ thể sau đây được sở hữu, cụ thể là:

– Tổ chức được Chính phủ ủy quyền.

– Cổ đông sáng lập (Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần).

Pháp luật quy định vì Công ty cổ phần là công ty duy nhất phát hành cổ phần và đem tính đối vốn rõ nét. Vì thế nếu không quy định chặt ché về các cổ đông trong công ty thì công ty rất dê bị sụp đổ do một vài cổ đông nhất định. Vậy, páp luật quy định chỉ có hai chủ thể được quyền sở hữu cổ phần biểu quyết vì tránh cho một vài cổ đông nhất định làm ảnh hưởng đến tiễn độ hoạt động, sản xuất của công ty.

Cổ đông sở hữu cổ phần có nghĩa vụ sau:

– Cổ đông sở hữu cổ phần biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

– Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty.

– Chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.

– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

>>> Tham Khảo Thủ Tục Giải Thể Công Ty.

Khi Nào Nên Nắm Cổ Phần Biểu Quyết.

Trong một số các trường hợp khi cổ đông góp vốn mà để thành lập công ty cổ phần mà chưa thực sự tin tưởng đối phương có thể lựa chọn loại cổ phần ưu đãi biểu quyết, với số vốn góp nhỏ nhưng quyền quyết định hoặc biểu quyết sẽ lớn để xem xét những thức điều hành của đại hội đồng cổ đông và ban quản lý công ty. Trong trường hợp cảm thấy không phù hợp có thể có mức trách nhiệm thấp.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Phamlaw về thắc mắc của khách hàng liên quan đến vấn đề các quy định của pháp luật hiện hành về cổ phần ưu đãi cổ tức. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tịn đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

4.7/5 - (4 bình chọn)