Thủ tục, chi phí thành lập và vận hành doanh nghiệp

Thủ tục, chi phí thành lập và vận hành doanh nghiệp

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, tôi đang có dự định thành lập doanh nghiệp vào cuối tháng 3/2017. Tuy nhiên tôi chưa hiểu rõ về thủ tục và chi phí để thành lập cũng như vận hành doanh nghiệp, nên tôi chưa biết nên thành lập doanh nghiệp theo loại hình nào. Vì vậy kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề này để tôi có thể lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw)

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và gửi mail đến cho Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw. Về câu hỏi của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn qua bài viết dưới đây:

Thủ tục và chi phí thành lập và vận hành doanh nghiệp
Thủ tục và chi phí thành lập và vận hành doanh nghiệp

Thủ tục và chi phí thành lập và vận hành doanh nghiệp

Thủ tục và chi phí thành lập cũng như vận hành doanh nghiệp là vấn đề mà hầu như chủ sở hữu nào cũng quan tâm đầu tiên. Đây là một trong những tiêu chí để chủ sở hữu chọn loại hình doanh nghiệp. Chủ sở hữu có thể cân nhắn lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào mà thủ tục và chi phí thành lập và vận hành đơn giản, đỡ tốn kém nhất nhưng cũng phải phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Trong phạm vi nguồn lực của chủ sở hữu và sự phát triển về tương lại của doanh nghiệp, chủ sở hữu phải tìm ra loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất mà không quá tốn kém trong việc thành lập và vận hành doanh nghiệp.

*Thủ tục và chi phí thành lập doanh nghiệp

Không xét đến yếu tố về nguồn vốn trong nước hay nguồn vốn nước ngoài, chỉ xét riêng về loại hình doanh nghiệp, hồ sơ cũng như thủ tục thành lập các loại hình doanh nghiệp không có sự khác biệt đáng kể. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay gồm có: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên/hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu chỉ cần gửi hồ sơ đăng ký thành lập cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong hồ sơ đăng ký cần có thêm bản dự thảo điều lệ. Đối với loại hình doanh nghiệp còn lại, ngoài giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp thì cần có thêm danh sách thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh), danh sách thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần). Có thể thấy không có sự khác biệt đáng kể về chi phí và thời gian để thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên/hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. Riêng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thủ tục thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tương đối phức tạp hơn so với thành lập doanh nghiệp trong nước kéo theo chi phí cũng tốn kém hơn.

Đặc biệt đối với loại hình công ty đại chúng, việc chuyển đổi công ty cổ phần sang loại hình công ty đại chúng khá phức tạp và tốn chi phí hơn so với thành lập các loại hình doanh nghiệp đã nêu ở trên. Sở dĩ công ty đại chúng được đánh giá như vậy bởi lẽ điều lệ của loại hình doanh nghiệp này tương đối phức tạp vì phải tuân thủ các quy định riêng của pháp luật về lĩnh vực chứng khoán và phải thực hiện các thủ tục đăng ký công ty đại chúng với Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

*Thủ tục và chi phí vận hành doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp về cơ bản được quyết định phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức quản lý của từng loại hình doanh nghiệp. Với mỗi loại hình, chi phí vận hành doanh nghiệp được nhận định như sau:

Về doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, đây là hai loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức quản lý đơn giản nhất, chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể tự mình quản lý doanh nghiệp. Chính vì vậy đây là hai loại hình có chi phí quản lý ít tốn kém nhất.

Về công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, hai loại hình này có cơ cấu quản lý phức tạp hơn so với doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cơ bản cơ quản quản lý nội bộ sẽ có hội đồng thành viên và ban kiểm soát, do đó chi phí quản lý sẽ tốn kém hơn hai loại hình doanh nghiệp trên.

Về công ty cổ phần, đây là loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức phức tạp nhất, về cơ bản cơ quan quản lý nội bộ sẽ gồm có đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và cuối cùng là ban kiểm soát. Như vậy, chi phí quản lý của công ty cổ phần sẽ tốn kém hơn cả so với các loại hình doanh nghiệp trên. Đặc biệt chi phí tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông (bao gồm cả việc gửi thông báo mời hợp và thuê địa điểm tổ chức hợp) là một chi phí quản lý khá tốn kếm của công ty cổ phần.

Cuối cùng, loại hình công ty đại chúng có chi phí quản lý, vận hành tốn kém hơn cả. So với các công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng, công ty đại chúng có thể phát sinh thêm chi phí liên quan đến các công việc như: chuẩn bị báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý hàng năm, và báo cáo tài chính hợp nhất với trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ; thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin thường xuyên và bất thường theo quy định của pháp luật về công ty đại chúng và thị trường chứng khoán; tuân thủ các quy định về quản trị nội bộ áp dụng riêng đối với loại hình công ty đai chúng cũng như các quy định về niêm yết áp dụng riêng cho công ty niêm yết.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Phamlaw về thắc mắc của Quý khách liên quan đến vấn đề Thủ tục, chi phí thành lập và vận hành doanh nghiệp Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tịn đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

 > xem thêm:

 

5/5 - (1 bình chọn)