Quy định về vốn pháp định trong doanh nghiệp hiện nay

Quy định về vốn pháp định trong doanh nghiệp hiện nay

Hiện nay khi thành lập doanh nghiệp, các nhà đầu tư thường không thể nhận biết được hết các loại vốn của doanh nghiệp cần có và phân biệt được những loại vốn đó. Nhận thức được điều đó, Luật Phamlaw xin giới thiệu bài viết phân tích về các vấn đề cơ bản của vốn pháp định trong doanh nghiệp như nội dung sau:

Quy Dinh Ve Von Phap Dinh Trong Doanh Nghiep Hien Nay
Quy định về vốn pháp định trong doanh nghiệp hiện nay

I. Các loại vốn trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp hiện nay có thể có rất nhiều loại vốn góp khác nhau như: vốn điều lệ; vốn pháp định; vốn vay các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, cá nhân; vốn bán trái phiếu doanh nghiệp; vốn nhận ủy thác đầu tư… Mỗi loại vốn lại có đặc trưng riêng và khồng phải lúc nào cũng tốn tại các loại vốn này trong doanh nghiệp.

Để có vốn trong doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân phải thực hiện góp vốn. Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. Vốn góp hiện nay rất đa dạng với nhiều loại tài sản có thể đưa ra góp vốn như: tiền mặt, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ… Việc góp vốn bằng những tài sản đặc thù cần các bên tự thỏa thuận giá trị hoặc nhờ bên có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá.

II. Vốn pháp định trong doanh nghiệp

1. Khái niệm

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Theo quy định của pháp luật thì vốn pháp định thường nhỏ hơn hoặc bằng vốn góp, vốn kinh doanh. Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể mà có những ngành chỉ cần đăng ký vốn pháp định là có thể kinh doanh. Tuy nhiên cũng có một số ngành nghề kinh doanh còn việc đăng ký thì còn cần phải ký quỹ. Việc ký quỹ nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, doanh nghiệp được đảm bảo.

Vốn pháp định có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, Vốn pháp định ở Việt Nam được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp.

Thứ hai, việc quy định mức vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam được xác định rải rác thông qua các văn bản pháp luật cụ thể cho từng ngành nghề, lĩnh vực nhất định.

Thứ ba, trong khi hầu hết các nước trên thế giới đang có xu hướng giảm bớt vai trò và ảnh hưởng của vốn pháp định đối với doanh nghiệp thì ở Việt Nam vốn pháp định lại đang có chiều hướng gia tăng trở lại trong nhiều ngành nghề.

2. Thời điểm cần có vốn pháp định

Vốn pháp định chỉ được đặt ra khi doanh nghiệp có kinh doanh nghành nghề kinh doanh yêu cầu có vốn pháp định. Vậy nên có thể xác định có hai thời điểm cần đặt ra vốn pháp định. Cụ thể:

Thứ nhất, khi doanh nghiệp mới thành lập. Khi doanh nghiệp mới thành lập mà có đăng ký kinh doanh với ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định thì khi đó doanh nghiệp phải có đủ số vốn mà pháp luật yêu cầu thì mới có thể thành lập, hoạt động doanh nghiệp.

Thứ hai, khi doanh nghiệp bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh. Khi doanh nghiệp đang trong quá trình hoạt động, muốn bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp mình mà ngành nghề đó là ngành nghề mà pháp luật yêu cầu có vốn pháp định thì doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị đủ số vốn đó trước khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp.

3. Quy định mức vốn pháp định cụ thể trong từng ngành nghề

Mức vốn pháp định được đặt ra và quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành. Tùy từng ngành nghề kinh doanh khác nhau mà số vốn pháp định yêu cầu cũng khác nhau. Dưới đây, Luật Phamlaw xin liệt kê vốn pháp định của một số ngành nghề tiêu biểu, cụ thể:

STTNgành nghề kinh doanhVốn pháp định
 1Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động (Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)Ký quỹ 2 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam
2Các loại hình ngân hàng, tổ chức tín dụng (Nghị định 86/2019/NĐ-CP)–  Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.

– Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.

– Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.

– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD).

– Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.

– Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.

– Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.

– Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn (sau đây gọi là xã): 0,5 tỷ đồng.

– Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.

3Kinh doanh dịch vụ việc làm
(Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP)
Ký quỹ 300 triệu đồng tại tại ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam
4Kinh doanh dịch vụ lữ hành

(Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP)

– Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.

– Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

5Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BTC năm 2020)1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

– Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 10 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BTC năm 2020) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;

– Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;

– Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.

2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:

– Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;

– Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BTC năm 2020 và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;

– Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BTC năm 2020), bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.

3. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.

4. Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài:

– Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều 10 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BTC năm 2020) và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;

– Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BTC năm 2020 và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;

– Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BTC năm 2020, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.

5. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm:

– Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;

– Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;

– Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.

6. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:

– Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;

– Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.

6Công ty chứng khoán (Luật chứng khoán 2019)– Đối với nghiệp vụ môi giới chứng khoán: tối thiểu là 25 tỷ đồng;

– Đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán: tối thiểu là 50 tỷ đồng;

– Đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán: tối thiểu là 165 tỷ đồng;

– Đối với nghiệp tư vấn đầu tư chứng khoán: tối thiểu là 10 tỷ đồng;

– Ngoài ra, đối với trường hợp Doanh nghiệp có đề nghị cấp phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh thì số vốn điều lệ tối thiểu là tổng số vốn tương ứng với từng nghiệp vụ theo đề nghị cấp phép.

7Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp (Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP)10 tỷ đồng trở lên;
8Sở Giao dịch hàng hóa (Điều 8 Văn bản hợp nhất 15/2018/VBHN-BCT)150 tỷ đồng trở lên.
9Kinh doanh dịch vụ lữ hành
(Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Du lịch về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành)
– Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.

– Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng”.

10Kinh doanh vận chuyển hàng không

(Nghị định số 92/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 89/2019/NĐ-CP)

1. Mức vốn tối thiểu (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay) để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không:

– Khai thác đến 10 tàu bay: 300 tỷ đồng Việt Nam;

– Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 600 tỷ đồng Việt Nam;

– Khai thác trên 30 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam.

2. Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng Việt Nam.

3. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:

– Nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ;

– Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất;

– Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.

11Kinh doanh sản xuất phim
(Điều 3 Nghị định 142/2018/NĐ-CP)
200 triệu đồng
12Kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện (Điều 34 Nghị định 88/2016/NĐ-CP)Tổng giá trị tài sản quản lý tối thiểu là 1.000 tỷ đồng
13Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài

(Điều 20 Nghị định 121/2021/NĐ-CP về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài)

Có vốn điều lệ tối thiểu là 500 tỷ đồng và năm tài chính liền kề trước năm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh có lãi;
14Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt (Điều 24 Nghị định 69/2018/NĐ-CP)Tiền ký quỹ là 7 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
15Kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số (Điều 13 Nghị định 130/2018/NĐ-CP)Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam không dưới 05 tỷ đồng

Trên đây là nội dung tư vấn về các quy định có liên quan đến Quy định về vốn pháp định trong doanh nghiệp hiện nay. Để được hỗ trợ tư vấn thêm, Quý khách hàng kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Phamlaw đầu số 1900 …Hỗ trợ tư vấn, Quý khách kết nối số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm: >>> Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tăng vốn điều lệ năm 2018

>>> Định giá tài sản góp vốn trong doanh nghiệp

——————-

Phòng tư vấn Luật doanh nghiệp – Luật Phamlaw

5/5 - (3 bình chọn)