Công ty Nhà nước là gì?

Công ty Nhà nước là gì?

Nói đến công ty Nhà nước thì có thể hiểu ngay rằng đây là loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước theo như quy định của pháp luật hiện hành. Trong thời buổi kinh tế đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở nước ta nên sự ra đời và phát triển của các mô hình kinh doanh là doanh nghiệp tư nhân có phần vốn góp do các cá nhân đồng ý góp vốn vào công ty. Công ty Nhà nước tham gia vào quan hê thường mại thường là các ngành kinh doanh chủ chốt của đất nước như: dầu khí, viễn thông, điện lực, xăng dầu, hàng không,…. Vậy, công ty Nhà nước là gì? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Để hiểu khái niệm công ty nhà nước, trước hết cần đề cập đến khái niệm Doanh nghiệp nhà nước:

Luật về Doanh nghiệp nhà nước được ban hành lần đầu vào năm 1995 và được sửa đổi bổ sung tại Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003, theo đó đã thay đổi quan niệm về Doanh nghiệp nhà nước: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH.”

Hiện nay, theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:

  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

 Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Như vậy, công ty nhà nước là một trong số các loại hình của doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước có thể bao gồm: công ty TNHH nhà nước, công ty TNHH nhà nước một thành viên, công ty TNHH nhà nước hai thành viên trở lên, công ty cổ phần nhà nước, doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước. Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được Nhà nước thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản thi hành. Công ty nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước.

Công ty nhà nước là một loại hình của doanh nghiệp nhà nước nên cũng có những đặc điểm chung của doanh nghiệp nhà nước và cũng có những đặc điểm riêng như sau:

           + Về sở hữu: công ty nhà nước là doanh nghiệp mà toàn bộ vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ 100% và thuộc sở hữu Nhà nước

           + Về quyền quyết định đối với công ty nhà nước: Vì công ty nhà nước do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nên Nhà nước có toàn quyền định đoạt đối với doanh nghiệp hoặc quyền định đoạt đối với điều lệ hoạt động, đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý chủ chốt, đối với việc tổ chức, quản lý và quyết định quản lý quan trọng khác của doanh nghiệp.

           + Về hình thức tồn tại: công ty nhà nước tồn tại dưới hai hình thức: công ty nhà nước độc lập và Tổng công ty Nhà nước.

           + Về tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản: công ty nhà nước là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi và phải đảm bảo có lãi để tồn tại và phát triển, công ty nhà nước có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng đó về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Vai trò của công ty nhà nước

Công ty nhà nước hiện nay vẫn giữ vai trò chủ đạo: mặc dù chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần vẫn là giảm số lượng công ty nhà nước ở những ngành lĩnh vực mà Nhà nước không cần thiết phải chi phối, nhưng vai trò chủ đạo của công ty nhà nước vẫn được khẳng định ở chỗ: thông qua công ty nhà nước, Nhà nước có thể điều tiết được nền kinh tế, định hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế khác.

 Vai trò kinh tế: Doanh nghiệp nhà nước nói chung cũng như công ty nhà nước nói riêng giúp khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, đảm bảo đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có tính chiến lược đối với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhưng đòi hỏi có vốn đầu tư lớn vượt quá khả năng của tư nhân; tham gia vào những lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn, có hệ số rủi ro cao mà các loại hình doanh nghiệp khác không muốn đầu tư; tham gia vào một số ngành có lợi thế cạnh tranh.

Vai trò chính trị: công ty nhà nước nắm giữ những ngành đặc biệt quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng quốc gia; tham gia chiếm giữ một số vị trí thiết yếu, quan trọng để chủ động định hướng xã hội và làm đối trọng trong phát triển hội nhập quốc tế.

Vai trò xã hội: công ty nhà nước gánh vác chức năng và vai trò xã hội khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác. Đó là đầu tư vào những ngành ở những địa bàn khó khăn có ý nghĩa chính trị – xã hội mà những tư nhân không muốn đầu tư, đảm bảo sự cân bằng phát triển vùng miền; đảm nhận sản xuất các hàng hóa công cộng thiết yếu…Ngoài ra các công ty nhà nước là nơi giải quyết vấn đề lao động xã hội tốt nhất, là nơi người lao động được thực hiện một số quyền chính trị của mình.

Tuy nhiên, hiện nay trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam gia nhập WTO, mô hình hoạt động của các công ty Nhà nước còn nhiều bất cập. Cụ thể là:

Thứ nhất, trước đây, ở nước ta phần lớn các công ty nhà nước được hình thành do ý chí chủ quan của các cơ quan nhà nước chứ không phải do yêu cầu khách quan của trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả của hầu hết các công ty nhà nước. Chính vì hình thành dựa trên ý chí chủ quan của các cơ quan nhà nước, nên các công ty nhà nước chịu sự chi phối của nhiều tầng lớp quản lý, nhiều mệnh lệnh hành chính trong hoạt động của mình. Cơ chế quản lý công ty nhà nước còn nhiều bất cập, từ quyền tự chủ tuyển chọn nhân sự, điều hành công ty đến tài chính, giá cả, tiền lương… Đồng thời, những người quản lý trong các công ty nhà nước có nguy cơ tham nhũng, trục lợi rất cao, vì tài sản là của Nhà nước nhưng giao cho họ quản lý, dẫn đến tình trạng hoạt động kinh doanh thua lỗ nhưng họ lại không gánh vác trách nhiệm mà trách nhiệm này lại thuộc về Nhà nước.

Thứ hai, quy mô công ty nhà nước chưa lớn, còn nhiều công ty hoạt động trong một số ngành lĩnh vực mà Nhà nước không cần chi phối, trình độ công nghệ còn lạc hậu, sử dụng công nghệ cũ, năng suất lao động và hiệu quả hoạt động còn thấp, sức cạnh tranh chưa đủ đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, một số tổng công ty nhà nước chưa phát huy được vai trò chi phối trong ngành, lĩnh vực hoạt huy, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước.

Chính vì vẫn còn tồn tại khó tránh khỏi trong hoạt động của công ty nhà nước nên Nhà nước ta đã đề ra chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước nói chung, trong đó có các công ty nhà nước. Những năm qua, Chính phủ đã tập trung cho việc ban hành các cơ chế, chính sách, tạo khung pháp lý tương đối đồng bộ để sắp xếp, đổi mới và chuyển đổi để phát triển công ty nhà nước và đã đạt được kết quả quan trọng.

Trên đây là bài viết về Công ty Nhà nước là gì? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Công ty Nhà nước là gì – Luật Phamlaw

5/5 - (1 bình chọn)