Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được hiểu như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi về: Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được hiểu như thế nào?

Xin chào Luật sư PhamLaw! Tôi có câu hỏi muốn được Luật sư tư vấn, giải đáp như sau: Tôi đang tìm hiểu để nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thì thấy có nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Tôi không hiểu áp dụng nguyên tắc này áp dụng như thế nào? Vậy đề nghị Luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được hiểu như thế nào?
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Hòm thư tư vấn và hỗ trợ dịch vụ của công ty Luật PhamLaw. Đối với vướng mắc của bạn, PhamLaw xin được tư vấn như sau:

1. Khái quát chung về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

Được quy định tại Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên áp dụng nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ thể nộp đơn sớm hơn các chủ thể khác đối với cùng đối tượng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Thực tế, trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp tồn tại những trường hợp các chủ đơn, tác giả mặc dù hoàn toàn độc lập với nhau nhưng lại cùng sáng tạo ra một sản phẩm trùng nhau hoặc tương tự nhau. Vì thế, để đảm bảo công bằng, pháp luật nước ta quy định nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, xác định người nào nộp đơn đăng ký bảo hộ trước sẽ được ưu tiên bảo hộ. Ví dụ, đối với đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, có những trường hợp người nộp đơn bảo hộ bị từ chối chỉ vì nhãn hiệu trùng với đơn đăng ký bảo hộ cho một nhãn hiệu khác cho cùng nhóm sản phẩm trùng hoặc tương tự nộp đơn trước 01 ngày. Cụ thể, theo Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì:

  • Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp:

Trường hợp có nhiều đơn đăng ký sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau; kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ sẽ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

  • Đối với nhãn hiệu:

Trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dung cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký ccá nhãn hiệu trùng dung cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Ngoài ra, nếu các đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và có cùng ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn thì cũng sẽ chỉ có 01 văn bằng bảo hộ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn. Trường hợp không thoả thuận được thì các đối tượng đó đều sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Vậy điều quan trọng để được cấp văn bằng bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp chính là việc chủ sở hữu, tác giả của các đối tượng đó nộp sớm hay muộn đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

2. Cách xác định ngày ưu tiên

Về ngày ưu tiên được nhắc đến ở trên, áp dụng đối với người đã nộp đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam hoặc tại các quốc gia là thành viên của một số điều ước quốc tế về sở hữu công nghiệp như Công ước Paris về sở hữu công nghiệp, Công ước PCT về bảo hộ sáng chế. Vì vậy pháp luật Việt Nam quy định trong trường hợp đã nộp đơn đầu tiên tại Việt Nam hoặc các quốc gia là thành viên của Công ước Paris về sở hữu công nghiệp, Công ước PCT về bảo hộ sáng chế thì người nộp đơn đầu tiên có quyền được hưởng quyền ưu tiên cho đối tượng đã được nộp trong đơn đầu tiên trong thời hạn nhất định (theo công ước Paris, thời hạn hưởng quyền ưu tiên đối với sáng chế là 12 tháng tính từ ngày nộp đơn đơn đầu tiên, và 6 tháng đối với quyền ưu tiên kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu). Tức là, nếu trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam mà có người khác nộp đơn cho cùng đối tượng giống hoặc tương tự đơn của A thì đơn của A vẫn được coi là có ngày nộp đơn đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ.

Có thể thấy, nguyên tắc nộp đơn không có phép những người sáng chế, kiểu dáng công nghiệp chậm trễ trong việc nộp đơn đăng ký, từ đó thức đẩy việc nộp đơn được tiến hành nhanh chóng và hiểu quả làm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo.

3. Ý nghĩa của nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

Hiện nay không khó để có thể bắt gặp những ý tưởng, sáng tạo giống hay tương tự nhau vì thế cần đặt ra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên vì:

Thứ nhất, thúc đẩy chủ thể sáng tạo đăng ký bảo hộ những sản phẩm trí tuệ của mình càng sớm càng tốt.

Thứ hai, giảm thiểu được những tranh chấp trong thực tế phát sinh dó sự cạnh tranh không lành mạnh, lấy cắp ý tưởng…

Thứ ba, nâng cao ý thức của con người về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một một cách tối đa.

Như vậy, nhằm loại trừ trường hợp phát sinh có thể có nhiều người cùng sáng tạo ra một đối tượng sở hữu công nghiệp giống hoặc tương tự nhau, pháp luật đã đề ra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên là vô cùng hợp ý và cần thiết.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật PhamLaw về Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được hiểu như thế nào?. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính 1900  của Công ty Luật PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866 hoặc 091 611 0508, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Hãy đến với Công ty Luật PhamLaw để nhận được dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng.

Xem thêm: >>> https://phamlaw.com/nhung-luu-y-truoc-khi-dang-ky-bao-ho-nhan-hieu.htmlNhững lưu ý trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

———————–

Bộ phận tư vấn thủ tục hành chính – Luật Phamlaw

4.3/5 - (7 bình chọn)