Ly hôn có yếu tố nước ngoài
Kính chào Luật sư, tôi xin được hỏi Luật sư vấn đề cụ thể như sau: Năm 2010, tôi có kết hôn với anh Tony quốc tịch Ba Lan và có với nhau 02 con, 1 trai, một gái, sau khi kết hôn, tôi có sang Balan sinh sống cùng chồng 2 năm, sau đó về Việt Nam sống. Hiện tôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, chũng tôi có mua nhà ở Hà Nội sinh sống với nhau đến nay. Tuy nhiên, trong trời gian gần đây, chồng tôi có quan hệ tình cảm với một cô gái Ba lan khác và định về Balan sống hẳn. Vậy tôi muốn thực hiện thủ tục ly hôn với chồng và tôi sẽ tự nuôi hai con của mình. Xin Luật sư Phamlaw cho tôi hỏi, các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến ly hôn có yếu tố nước ngoài như thế nào? Thủ tục ra sao và tôi phải nộp đơn đến cơ quan nào để giải quyết việc ly hôn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời: Tôi xin cảm ơn và gửi lời chia sẻ đối với hoàn cảnh của bạn hiện nay, dù thế nào tôi cũng rất mong bạn suy nghĩ cẩn thận để đưa ra được quyết định sáng suốt nhất bởi nó ảnh hưởng đến cuộc sống của chính từng người trong gia đình bạn sau này, về vấn đề bạn đang thắc mắc, tôi xin được trả lời như sau:
Theo quy định tại Khoản 25 Điều 3 Luật Đất đai năm 2014 xác định quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Như vậy, trường hợp của bạn và chồng mình thuộc trường hợp quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài do chồng bạn là người có quốc tịch Ba Lan. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật nước ta có quy định khác.
Thủ tục giải quyết vụ việc hôn nhân có yếu tố nước ngoài:
Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết: Theo quy định tại Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 xác định thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân có yếu tố nước ngoài như sau: “1.Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
- Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
- Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam”.
Như vậy, trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi cư trú của nguyên đơn, bị đơn có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn, các tranh chấp liên quan đến ly hôn. Đối với trường hợp của gia đình chị, do anh chị đã có nhà ở thành phố Hà Nội nên cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn của gia đình chị là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nôi.
Thứ hai, nguyên tắc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài: Điều 127 Luật Hôn nhân gia đình xác định việc ly hôn có yếu tố nước ngoài:
– Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
– Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
– Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Thứ ba, nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài:
– Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. Trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp dụng pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng của người quy định tại khoản 1 Điều này là cơ quan của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi dựa trên câu hỏi: “Ly hôn có yếu tố nước ngoài”. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào thắc mắc hay yêu cầu giải đáp nào khác, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài tư vấn chuyên sâu 1900 hoặc số hotline 0973938866 để được giải đáp một cách nhanh chóng và cụ thể nhất.
xem thêm:
- phân chia tài sản khi ly hôn
- đơn phương ly hôn cần những thủ tục gì
- thời gian giải quyết ly hôn đơn phương
- mẫu đơn xin ly hôn thuận tình