Các trường hợp phát sinh nghĩa vụ thành lập doanh nghiệp

Các trường hợp phát sinh nghĩa vụ thành lập doanh nghiệp

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, kính mong Quý luật sư giải đáp giúp tôi vấn đề sau: Theo tôi được biết thì thành lập cũng như lựa chọn loại hình doanh nghiệp và quyền của các cá nhân và tổ chức có nhu cầu hoạt động kinh doanh. Vậy có trường hợp nào thành lập doanh nghiệp là nghĩa vụ hoặc loại hình doanh nghiệp không được quyết định theo ý muốn của chủ sở hữu không?

Trân trọng cảm ơn!

(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật chuyên sâu của Phamlaw)

Trả lời: (câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Bộ phận tư vấn pháp luật chuyên sâu của Phamlaw. Về thắc mắc của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến qua bài viết dưới đây:

Các trường hợp phát sinh nghĩa vụ thành lập doanh nghiệp
Các trường hợp phát sinh nghĩa vụ thành lập doanh nghiệp

Các trường hợp phát sinh nghĩa vụ thành lập doanh nghiệp

Thành lập cũng như lựa chọn loại hình doanh nghiệp ban đầu phụ thuộc hoàn toàn vào quyền quyết định của chủ sở hữu. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động có thể có một số yếu tố phát sinh liên quan đến quy mô hoạt động kinh doanh mà khi đó buộc chủ sở hữ phải thành lập hoặc thay đổi loại hình doanh nghiệp. Một số yếu tố này có thể là: quy ô sử dụng lao động; số lượng thành viên hoặc cổ đông; hình thức huy động vốn, khả năng chuyển nhượng vốn và quy mô vốn.

  1. Quy mô sử dụng lao động

Quy mô sử dụng lao động là một yếu tố có thể làm phát sinh nghĩa vụ thành lập doanh nghiệp. Đây là trường hợp khi hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ mười lao động trở lên. Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hộ kinh doanh chỉ được phép sử dụng thường xuyên số lao động nhỏ hơn mười người. Tại khoản 2 Điều 212 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật này. Hộ kinh doanh có quy mô nhỏ thực hiện đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của Chính phủ”. Căn cứ vào quy định của Điều luật này có thể thấy sử dụng thường xuyên từ mười lao động trở lên là cơ sở làm phát sinh nghĩa vụ thành lập doanh nghiệp. Như vậy, hộ kinh doanh trong trường hợp này có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp với các loại hình như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần, điều này phụ thuộc vào số lượng chủ sở hữu tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.

  1. Số lượng thành viên hoặc cổ đông

Số lượng thành viên hoặc cổ đông là một yếu tố có thể làm phát sinh nghĩa vụ chuyển đổi từ một loại hình doanh nghiệp này sang một loại hình doanh nghiệp khác. Tại Luật doanh nghiệp 2014 có các quy định về số lượng tối thiểu thành viên góp vốn hoặc số lượng cổ đông tối thiểu/tối đã cho một số loại hình doanh nghiệp. Do đó khi số lượng thành viên hoặc cổ đông tối thiểu hoặc tối đa vượt quá tiêu chuẩn luật định thì sẽ làm phát sinh nghĩa vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Với loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên là chủ sở hữu, vì vậy khi có hơn một thành viên thì doanh nghiệp sẽ phát sinh nghĩa vụ chuyển đổi thành loại hình công ty hợp danh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Nếu số lượng thành viên bằng hoặc lớn hơn ba thì có thể chuyển đổi thành loại hình công ty cổ phần.

Tượng tự như vậy, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định chỉ có thể có tối thiểu hai và tối đa là năm mươi thành viên góp vốn. Do vậy khi doanh nghiệp hoạt động theo loại hình này có hơn năm mươi thành viên thì phải chuyển đổi thành công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần.

Đối với công ty cổ phần, khi số lượng cổ đông ít hơn ba thì phải chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, khi số cổ đông có hơn một trăm thì cần phải đăng ký thành công ty đại chúng.

  1. Hình thức huy động vốn, khả năng chuyển nhượng vốn và quy mô vốn.

Hình thức huy động vốn, khả năng chuyển nhượng vốn và quy mô vốn cũng là một trong những yếu tố làm phát sinh nghĩa vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đối với một công ty cổ phần đã huy động vốn dưới hình thức chào bán cổ phần ra công chúng hoặc tăng khả năng chuyển nhượng vốn thông qua việc niêm yết cổ phần phải được đăng ký là công ty đại chúng.

Có thể thấy giữa nghĩa vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp và nghĩa vụ đăng ký ngành nghề kinh doanh có sự khác biệt. Mặc dù vậy nhưng Luật doanh nghiệp 2014 chưa có sự quy định rõ ràng về khác biệt này. Tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, nghĩa vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp và nghĩa vụ đăng ký ngành nghề kinh doanh là một, không có sự phân biệt giữa hai nghĩa vụ tại thời điểm này. Trong hồ sơ thành lập mà doanh nghiệp nộp tới Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, chủ sở hữu phải đăng ký ngành nghề kinh doanh đối với các hoạt động kinh doanh dự kiến thực hiện của doanh nghiệp.

Sau thời điểm doanh nghiệp được thành lập thì ngoài các hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đẫ đăng ký khi nộp hồ sơ thành lập, doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác. Lúc này doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ thông báo về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh đối với các hoat động kinh doanh mới này tới Phòng đăng ký kinh doanh. Trường hợp các ngành nghề kinh doanh mới này thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp phải xin giấy phép từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực đó trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh mới này trên thực tế. Tại thời điểm này, nghĩa vụ đăng ký ngành nghề kinh doanh phát sinh mặc dù doanh nghiệp không có nghĩa vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới để thực hiện hoạt động kinh doanh này.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Phamlaw về thắc mắc của Quý khách liên quan đến vấn đề  Các trường hợp phát sinh nghĩa vụ thành lập doanh nghiệp. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tịn đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

 > Xem thêm:

 

Rate this post