Phạt tù đến 07 năm đối với chủ doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội

Phạt tù đến 07 năm đối với chủ doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội

Trốn đóng bảo hiểm xã hội là một thực trạng diễn ra ngày càng mạnh mẽ trong thực tế, gây ảnh hưởng tới quyền lợi của nhiều người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và ảnh hưởng đến an sinh xã hội, đến mức, người ta sử dụng từ “đại dịch” để miêu tả nó.

Phat Tu Den 07 Nam Doi Voi Chu Doanh Nghiep Tron Dong Bao Hiem Xa Hoi
Phạt tù đến 07 năm đối với chủ doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội

Theo ông Đào Việt Ánh – Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có khoảng 50% doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể, tính đến chiều ngày 08/05/2017, bảo hiểm xã hội Việt Nam đang quản lý khoảng hơn 235.000 doanh nghiệp, trong khi đó, dữ liệu cơ quan thuế quản lý khoảng gần 500.000 doanh nghiệp. Cho thấy, mặc dù đã có nhiều biện pháp được triển khai, các chế tài xử phạt đối với những doanh nghiệp này ngày càng được đẩy mạnh, tuy nhiên, các chế tài này vẫn chưa đủ sức răng đe đối với các doanh nghiệp. Nhận thấy thực trạng đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định chế tài áp dụng đối với chủ doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội, chính thức đưa trách nhiệm hình sự trở thành biện pháp răn đe đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm.

Cụ thể như thế nào? Sau đây, công ty Luật PhamLaw xin được giới thiệu đến quý Khách, những cá nhân là người lao động, những cá nhân, tổ chức là người sử dụng lao động về chế tài áp dụng đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội biết và tuân thủ đển bảo vệ quyền lợi cho bản thân.

Bảo hiểm xã hội được xem là một trụ cột của an sinh xã hội, có ý nghĩa là sự bảo đảm, thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do rơi vào hoàn cảnh: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.

Trong đó, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội, và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được tham gia bảo hiểm xã hội, đồng thời đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng cho người lao động bằng cách trích từ tiền lương hằng tháng của người lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm quy định nêu trên, vẫn thực hiện trích tiền lương hằng tháng của người lao động nhưng không đóng bảo hiểm xã hội là hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội. Khi đó, tùy thuộc mức độ của hành vi mà người sử dụng lao động có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • Về xử phạt hành chính

Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Doanh nghiệp sẽ bị phạt với mức từ 12% đến 20% tổng số tiền doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm, tùy vào mức độ vi phạm, và số tiền phạt tối đa không quá 75.000.000 đồng.

Như vậy, có thể thấy số tiền phạt vi phạm hành chính tương đối ít so với số tiền mà thực tế các doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội lên đến con số hàng ty, dẫn đến hậu quả không đủ sức răn đe đối với người sử dụng lao động, và tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội ngày càng tăng, diễn biến phức tạp.

  • Về trách nhiệm hình sự

Kể từ ngày 01/07/2016, khi bộ luật Hình sự năm 2015 được ban hành và có hiệu lực, đã đặt ra chế tài đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể Điều 216 Bộ luật Hình sự quy định rất cụ thể các mức xử phạt tương ứng với số lao động, số tiền doanh nghiệp trốn đóng như sau:

“1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng”.

Như vậy, chỉ cần trốn đóng bảo hiểm với số tiền từ 50 triệu đồng trở lên hoặc trốn bảo hiểm của từ 10 người trở lên đã bị xử lý hình sự với khung hình phạt từ cải tạo không giam giữ 01 năm đến phạt tù 07 năm.

Ngoài ra, mức phạt tiền kèm theo đối với chủ thể vi phạm cũng tăng lên, với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm: từ 50 triệu đồng đến 01 tỷ đồng, với người sử dụng lao động là pháp nhân vi phạm: từ 200 triệu đồng đến 03 tỷ đồng.

Trên đây là tư vấn của công ty TNHH tư vấn PhamLaw về Phạt tù đến 07 năm đối với chủ doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính 1900 của công ty TNHH tư vấn PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Hãy đến với Công ty Luật Phạm Law để nhận được dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng.

Rất mong nhận được sự hợp tác của khách hàng!

Trân trọng!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)