Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Phân loại và đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là gì ?

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập.

Van Ban Quy Pham Phap Luat
Văn bản quy phạm pháp luật

Điều 2 Luật Ban hành quy phạm pháp luật định nghĩa:

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này”.

Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật

– Do những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện bao gồm: Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân các cấp, uỷ ban nhân dân các cấp. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật văn bản quy phạm pháp luật còn được ban hành bởi Đoàn Chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ, các chủ thể phối hợp với nhau để ban hành thông tư liên tịch (Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020).

– Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật là các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn và là cơ sở để ban hành các văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính thông dụng.

– Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo hình thức do pháp luật quy định.

Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo hình thức có nghĩa là đúng tên loại văn bản và đúng thể thức, kĩ thuật trình bày. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, những cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật với tên gọi xác định: Quốc hội ban hành Hiến pháp, luật, nghị quyết; Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định; Chính phủ ban hành nghị định, nghị quyết liên tịch với Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết…

– Trình tự, thủ tục ban hành tuân theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Vãn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự: lập chương trình xây dựng văn bản; soạn thảo; lấy ý kiến đóng góp; thấm định, thẩm Ưa; trình, thông qua, kí chứng thực và ban hành.

Trong những dấu hiệu trên, nội dung có chứa đựng quy phạm pháp luật được coi là dấu hiệu đặc trưng quan trọng và thể hiện bản chất nhất của văn bản quy phạm pháp luật.

Các loại văn bản quy phạm pháp luật ?

Văn bản quy phạm pháp luật được chia làm hai loại là văn bản luật và văn bản dưới luật.

Văn bản luật là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất. Văn bản luật bao gồm Hiến pháp – đạo luật cơ bản của Nhà nước, các luật, các bộ luật và các nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật của Quốc hội. Trong các loại văn bản này thì Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí tối cao. Hiến pháp được ban hành với một thủ tục đặc biệt: phải có từ 2/3 số phiếu thuận trở lên của các đại biểu Quốc hội thì Hiến pháp mới có thể được ban hành. Bất kì văn bản pháp luật nào khác trái với Hiến pháp đều là văn bản vô hiệu và phải được bãi bỏ.

Các văn bản dưới luật bao gồm:

1) Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

2) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

3) Nghị quyết, nghị định của Chính phủ;

4) Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;

5) Quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án toà án nhân dân tối cao, viện trưởng : Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

6) Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyển, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị – xã hội;

7) Nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp;

8) Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp.

Đặc điểm của văn bản pháp luật

Thứ nhất, văn bản pháp luật được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền.

Đây là dấu hiệu đầu tiên để phân biệt giữa văn bản pháp luật với văn bản do các tổ chức xã hội ban hành như văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam… Tuỳ theo mỗi nhóm văn bản pháp luật khác nhau mà pháp luật hao quyền ban hành cho những cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền khác nhau. Đối với vãn bản quy phạm pháp luật, chỉ những chủ thể được quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020 mới có thẩm quyền ban hành. Đối với văn bản áp dụng pháp luật, số lượng các chủ thể có thẩm quyền ban hành nhiều hon văn bản quy phạm pháp luật nhưng vẫn chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật.

Thứ hai, nội dung của văn bản pháp luật là ý chí của Nhà nước

Ý chí của Nhà nước trong văn bản pháp luật được hiểu là Nhà nước quyết tâm đạt được mục đích đem lại lợi ích cho Nhà nước và xã hội. Thông thường ý chí của Nhà nước được biểu hiện thông qua:

+ Những chủ trương, chính sách, biện pháp của Nhà nước mang tính định hướng.

+ Những quy tắc xử sự chung điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trong xã hội theo hướng xác lập, làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của đối tượng thi hành văn bản đó.

+ Những mệnh lệnh áp dụng pháp luật mang tính bắt buộc đoi với những cá nhân, tổ chức cụ thể.

Thứ ba, văn bản pháp luật được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định

Thủ tục ban hành văn bản pháp luật là những cách thức, trình tự mà các chủ thể có thẩm quyền cần phải tiến hành khi ban hành văn bản pháp luật.

Tuỳ theo mỗi loại văn bản pháp luật khác nhau mà thủ tục ban hành chúng cũng khác biệt.

Ví dụ: Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền phải tuân theo trình tự mà Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định từ khâu lập chương trình, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, lấy ý kiến đóng góp cho đến thông qua, kí, công bố ban hành.

Thứ tư, văn bản pháp luật được trình bày theo hình thức do pháp luật quy định

Hình thức của văn bản pháp luật bao gồm tên loại văn bản và thể thức, kĩ thuật trình bày.

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 19006284 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Phamlaw còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)