Cách soạn thảo và tư vấn khi ký kết hợp đồng

Cách soạn thảo và tư vấn khi ký kết hợp đồng.

Quan hệ về giao dịch, hợp đồng trong đời sống kinh tế, xã hội vô cùng phong phú, đa dạng. Mỗi loại hợp đồng đều rất khác nhau về thành phần chủ thể, nội dung và hình thức. Chính bởi vậy, pháp luật đặt ra những yêu cầu, điều kiện khác nhau cho việc ký kết và thực hiện cho mỗi loại hợp đồng. Bởi vậy, luật sư trong mỗi doanh nghiệp, hay các phòng ban pháp chế doanh nghiệp cần lưu ý những nội dung sau, trước khi giao kết hợp đồng.

Thứ nhất: Phải lựa chọn loại hợp đồng sẽ ký kết với các bên.

 Việc lựa chọn đúng loại hợp đồng sẽ được ký kết giữa các bên có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp của quan hệ hợp đồng cũng như mang lại các lợi ích kinh tế tối ưu cho các bên tham gia hợp đồng.

Cach Soan Thao Va Tu Van Khi Ky Ket Hop Dong
Cách soạn thảo và tư vấn khi ký kết hợp đồng

Trước hết, người soạn thảo phải hiểu rõ các điều khoản, nội dung và tính pháp lý đối với hợp đồng. Sẽ không có một mẫu hợp đồng chung cho mỗi giao dịch. Việc lựa chọn loại hợp đồng phải đạt được hai mục đích cơ bản. Một là, tính hợp pháp của loại hợp đồng sẽ được các bên ký kết; Hai là, lợi ích kinh tế mà hợp đồng có khả năng mang lại. Để đạt được hai mục đích trên, người soạn thảo cần lưu ý cân nhắc các vế đề sau:

  • Mục tiêu chung của các bên khi tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng là gì? Người soạn thảo cần phải làm rõ các yêu cầu cụ thể để làm rõ mục tiêu khi tham gia quan hệ hợp đồng của các bên;
  • Phạm vi hoạt đồng của các bên hoặc đối tác, khách hàng như thế nào? Nếu các bên là doanh nghiệp thì mỗi bên tham gia hợp đồng được quyền kinh doanh trong lĩnh vực nào, ngành nghề kinh doanh của từng bên là gì, có phù hợp với từng nội dung của hợp đồng mà các bên đang muốn ký kết hay không?
  • Khả năng hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho mỗi bên như thế nào?Lưu ý về giá cả hợp đồng; Điều kiện giao nhận; thanh toán; các khoản thuế phí và nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng; Khi có tranh chấp phát sinh các bên có chế tài như thế nào để giải quyết? ..
  • Các hợp đồng đều có một số tiêu chuẩn phố biến, được chấp nhận chung về việc phân bố rủi ro của các bên trong các giao dịch, vì vậy người soạn cần cân nhắc các tiêu chuẩn này để không soạn hợp đồng có tính chất thiên vị cho một bên. Có hai mốc thời gian và phân bố rủi ro chính của giao dịch là:

         + Thời điểm các bên ký hợp đồng: Vào ngày ký hợp đồng, các cam kết và bảo đảm về các sự kiện thực tế của các bên cần đúng vì đây là cơ sở để các bên ký kết hợp đồng. Kể từ thời điểm ký kết hoặc theo thỏa thuận các bên đều phải có nghĩa vụ và bắt đầu quá trình hoàn tất các điều kiện của giao dịch.

         + Thời điểm hoàn tất giao dịch: Vào ngày hoàn tất giao dịch, các bên phải thực hiện đúng và đủ các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên nào không thực hiện đúng, bên đó sẽ chịu phạt hợp đồng như thỏa thuận. Ví dụ: Một bên có nghĩa vụ giao hàng hóa, tuy nhiên giao không đúng quy cách và chủng loại thì các bên có thể lên phương án thỏa thuận khắc phục vi phạm hợp đồng (bồi hoàn lại hàng hóa các chi phí phát sinh như phí lưu kho, phí giám định, phí ngân hàng, phí phạt Hải quan…)

  • Người soạn thảo có thể lên sô đồ cho giao dịch xác định các mốc thời gian và dự liệu các rủi ro có thể xẩy ra liên quan đến giao dịch. Nhìn vào sô đồ, người soạn thảo có thể dễ dàng hình dung ra được quá trình thực hiện và ký kết giao dịch mà các bên đã đàm phán.

Trên cơ sở mục đích, yêu cầu của các bên đã được làm rõ, người soạn thảo hợp đồng căn cứ theo các quy định của pháp luật lựa chọn cho các bên loại hợp đồng phù hợp nhất. Nếu có nhiều sự lựa chọn khác nhau, người soạn thảo nên đề xuất một số phương án khác nhau, phân tích ưu điểm, nhược điểm của từng phương án khác nhau, phân tích ưu điểm, nhược điểm của từng phương án; điều kiện các bên thực hiện phương án đó và khuyến khích khách hàng lựa chọn phương án cụ thể. Không có phương án nào là hoàn hảo tưu ưu, chỉ có những phương án phù hợp nhất, bởi vậy, người soạn thảo cần dự báo trước những rủi ro pháp lý và rủi ro kinh tế có thể gặp phải khi thực hiện hợp đồng theo phương án đã lựa chọn.

Thứ hai: Xác định luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng

Người soạn thảo cần hiểu rõ về vai trò của pháp luật trong việc tư vấn, đàm phán, ký kết hợp đồng. Được thể hiện ở khía cạnh sau:

  • Hiểu biết pháp luật để tư vấn cho các bên áp dụng luật đúng, các hợp đồng có hiệu lực pháp luật (không bị vô hiệu).Pháp luật Việt Nam hiện nay có nhiều quy định mang tính cấm đoán (các tổ chức, cá nhân không được làm) hoặc các quy định mang tính mệnh lệnh (các tổ chức, cá nhân phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật). Nếu không nắm rõ các quy định này, có thể các bên sẽ thỏa thuận hoặc ký kết với nhau các nội dung trái luật và khi ấy, toàn bộ nội dung hoặc một phần của hợp đồng sẽ bị vô hiệu;
  • Pháp luật sẽ tạo khung và định hướng cho các bên khi đàm phán, ký kết hợp đồng;
  • Pháp luật tạo sơ cở pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng (nếu có).

Nguồn luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng hiện nay rất đa dạng và có thể chia thành 2 nhóm

Thứ nhất: Nhóm chung về hợp đồng: Được quy định cụ thể trong BLDS 2015. Liên quan đến việc đàm phán, ký kết hợp đồng thì BLDS quy định về các vấn đề như: Bản chất của hợp đồng và các nguyên tắc giao kết; Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và các trường hợ giao dịch dân sự vô hiệu; Địa diện và ủy quyền ký kết hợp đồng; Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

Thứ hai: Nhóm chuyên ngành. Bên cạnh các văn bản pháp luật chung về hợp đồng thì trong từng lĩnh vực kinh tế cụ thể, nhà nước còn ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó có nhiều quy định cụ thể về từng loại hợp đồng. Ví dụ Luật Thương Mại, Luật Xây dựng, Luật Tín dụng, Luật Đất đai…

Luật chuyên ngành thường điều chỉnh các vấn đề cụ thể hơn như: Các điều kiện cụ thể mà tổ chức, cá nhân tham gia quan hệ hợp đồng; một số bị coi là vô hiệu, xử lý khi bị vô hiệu; Hình thức hợp đồng, thủ tục đăng ký hợp đồng.

Trong 1 giao dịch, hợp đồng, có thể chịu sự điều chỉnh của cả luật chung (BLDS) và các luật chuyên ngành. Nhiều quy định của pháp luật chuyên ngành sẽ không giống với luật chung, bởi vậy người soạn thảo cần lưu ý các nguyên tắc sau khi soạn thảo:

  • Nếu một vấn đề cùng được quy định trong cả luật chung và luật chuyên ngành thì ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành.
  • Nếu một vấn đề luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng quy định của luật chung.
  • Nhưng trong một nhóm luật chung hoặc một nhóm luật chuyên ngành thì bao giờ cũng phải ưu tiên áp dụng các văn bản có giá trị pháp lý cao hơn. Nếu văn bản cùng giá trị pháp lý thì ưu tiên cái ra đời sau hơn.
  • Một nguyên tắc nữa cần lưu ý là áp dụng pháp luật theo thời gian, theo không gian, cũng như thứ bậc áp dụng giữa pháp luật, thói quen trong hoạt động thương mại và tập quán thương mại.

*Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng.

Dùng thuật ngữ được định nghĩa phù hợp để cho các bên có cách hiểu thống nhất, tránh gây hiểu lầm hay tránh lặp lại.

Nội dung soạn thảo hợp đồng nên thống nhất. Ví dụ khi dùng thuật ngữ hợp đồng thì sẽ thống nhất từ đầu cho đến cuối, tránh có lúc lại ghi sang “thảo thuận”.

Quyền và nghĩa vụ các bên là đối lập, nên tách bạch ra thành các điều khỏa chi tiết, riêng biệt.

Hợp đồng, thỏa thuận càng chi tiết, càng cụ thể, càng chặt chẽ, các bên tham gia giao dịch sẽ nâng cao được tầm quan trọng và tự ý thức được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình trong giao dịch, sẽ hạn chế được nhiều những rủi ro không đáng có do vi phạm hợp đồng.

Trên đây là một số nội dung và các lưu ý cách soạn thảo, tư vấn khi ký kết hợp đồng mà chúng tôi muốn chia sẻ. Luật Phamlaw cung cấp các dịch vụ như: Soạn thảo, rà soát, đàm phán ký kết hợp hợp đồng…theo các quy định mới nhất hiện hành. Quý khách hàng muốn hỗ trợ dịch vụ kết nối số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508. Để hỗ trợ tư vấn chuyên sâu về hợp đồng, Quý khách hàng kết nối đầu số 1900 6284, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

——————-

Phòng tư vấn hợp đồng doanh nghiệp – Luật Phamlaw

5/5 - (1 bình chọn)