CÔNG TY GIA ĐÌNH LÀ GÌ?
Kinh tế gia đình vốn là hình thức kinh doanh lâu đời nhất và phổ biến nhất trên thế giới. Mô hình công ty gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong sự vận hành nền kinh tế của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Vậy công ty gia đình là gì? Để hiểu rõ hơn về khái niệm công ty gia đình, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Phamlaw.
1. Cơ sở pháp lý
Luật doanh nghiệp 2020
2. Nội dung tư vấn
Pháp luật doanh nghiệp không định nghĩa về mô hình doanh nghiệp gia đình. Có thể hiểu đơn giản, công ty gia đình là những công ty được thành lập và hoạt động theo pháp luật doanh nghiệp, thành viên công ty là những người cùng thuộc một gia đình và nắm giữ hầu hết tổng số vốn điều lệ hoặc cổ phần của công ty.
Trong công ty gia đình, các thành viên trong một gia đình nắm mức sở hữu đủ để quyết định cơ cấu thành viên hội đồng quản trị. Thông thường, ở công ty gia đình, đại diện của gia đình sẽ nắm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc và Tổng giám đốc. Các thành viên của gia đình vừa là chủ sở hữu, vừa là cổ đông, vừa là người quản lý, điều hành công ty.
Một số đặc điểm chính của công ty gia đình đó là Thành viên công ty thường là Chủ sở hữu, người nắm các chức danh quản lý công ty là người trong gia đình. Trong một số công ty, hầu hết nhân sự đều là các thành viên trong gia đình (có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng hoặc thân thiết trong gia đình). Các thành viên trong gia đình thường nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần công ty. Và công ty gia đình thường có thời gian hoạt động và tồn tại lâu hơn so với các công ty khác bởi công ty gia đình có sự kế thừa giữa các thế hệ để duy trì và phát triển công ty.
Một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp tư nhân thành công ở Việt Nam là các doanh nghiệp gia đình. Doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình (gọi là doanh nghiệp gia đình) ở Việt Nam có những điểm mạnh mà doanh nghiệp thuộc các thành phần sở hữu khác không có. Chẳng hạn như:
Thứ nhất, đó là ưu điểm về mặt quản trị của các công ty gia đình. Vì quyền sở hữu nằm trong tay một hoặc vài thành viên trong gia đình, nên công ty gia đình có xu hướng cá nhân hóa, thống nhất quyền lực vào tay người chủ gia đình. Quyền lực này cho phép công ty gia đình có thể thực thi một tầm nhìn dài hạn, tập trung đầu tư tạo ra những ưu thế cạnh tranh dài hạn mà những công ty chỉ chạy theo kết quả ngắn hạn trên thị trường chứng khoán không thể đạt được.
Thứ hai, Các thành viên lãnh đạo hiểu rõ nhau. Vì là người cùng trong gia đình nên các thành viên gia đình hiểu rất rõ về mặt mạnh, mặt yếu, sở trường, sở đoản của từng người. Không như các doanh nghiệp khác, phải mất thời gian nhiều năm theo dõi, rồi đánh giá, kết hợp với các công cụ phân tích, khảo sát nhân sự hiện đại, mới có thể xác định được một người có sở trường, có tính cách phù hợp với loại việc nào, từ đó quyết định rằng người này nên giữ vị trí nào trong tổ chức. Ngoài ra, việc giám sát, kiểm soát nội bộ không chỉ thông qua cơ chế quyền sở hữu mà còn thông qua hàng loạt các quy tắc xã hội khác, nhất là huyết thống, truyền thống, quan niệm về trật tự gia đình, dòng họ. Quản trị công ty gia đình tạo thuận lợi cho việc ra quyết định, làm giảm chi phí quản lý, tập trung vào phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống.
Thứ ba, Các công ty gia đình thường có xu hướng tiết kiệm và cẩn trọng trong chi tiêu. Sự thống nhất giữa quyền sở hữu và quyền quản lý làm giảm nhẹ quy mô và mức độ của vấn đề đại diện. Tóm lại điểm mạnh của công ty gia đình là quan hệ hợp tác giữa các thành viên chủ chốt. Tuy nhiên, khi quyền sở hữu công ty gia đình được truyền lại qua các thế hệ sau, những người thừa kế phải chia sẻ quyền sở hữu công ty trên tinh thần quan hệ đối tác. Họ phải cùng nhau quyết định cách thức quản trị và điều hành công ty như tài sản chung.
Thứ tư, các thành viên trong công ty gia đình thường có trách nhiệm cao trong công việc. Vì là tài sản của gia đình, trong đó có bản thân mình, nên những thành viên gia đình thường làm việc với trách nhiệm và tính cam kết rất cao. Họ ứng phó linh hoạt với thị trường. Trong doanh nghiệp gia đình, người chủ và vợ/chồng con cái họ trực tiếp tham gia các hoạt động. Chính nhờ vậy nên họ khá tự tin khi đưa ra các quyết định kinh doanh. Họ hầu như không cần tham khảo ý kiến ai. Mặt khác do sự tin tưởng cao nên việc phân công phân quyền trong nội bộ các thành viên gia đình là khá cao. Nhờ vậy mà các quyết định kinh doanh thường được đưa ra một cách nhanh chóng chứ không phải đi qua nhiều tầng lớp phê duyệt như thường thấy trong các doanh nghiệp thuộc thành phần khác, nơi người ta cần phải áp đặt các quy trình, thủ tục để kiểm soát lẫn nhau.
Bên cạnh những ưu điểm thì vẫn có một số hạn chế nhất định. Thực tế cho thấy, số liệu thống kê tỷ lệ thành công dài hạn của các công ty gia đình là rất thấp. Chính vì mang tính truyền thống và sự đề cao kinh nghiệm thừa kế trong gia đình, nên nhiều doanh nghiệp gia đình “đứng bên lề” của những sự tiến bộ xã hội. Nhiều doanh nghiệp gia đình vẫn sử dụng những kỹ thuật, phương thức sản xuất lạc hậu, dẫn đến sản phẩm kém cạnh tranh, thường không phù hợp với nhóm khách hàng trẻ.
Công ty gia đình do ít người kiểm soát, không phải chịu sức ép từ bên ngoài nên có khả năng trì trệ về mặt tổ chức, nguy cơ đưa ra chiến lược kinh doanh không phù hợp với thực tiễn thị trường. Một công ty gia đình phát triển sẽ ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi phải có cơ cấu tổ chức và quản trị chuẩn mực hơn. Khi doanh nghiệp gia đình trở thành một công ty cổ phần, nảy sinh nhu cầu cần phải có một hội đồng quản trị chuyên nghiệp, có kế hoạch chiến lược và kiểm soát có hiệu quả hoạt động của bộ máy điều hành công ty. Ngoài ra, công ty gia đình có hiệu quả và tiềm năng phát triển phụ thuộc vào cá nhân: Chính vì sự phụ thuộc vào một hoặc hai thành viên chủ chốt trong gia đình, nên nếu thế hệ người tài giỏi đã qua tuổi xế chiều, mà thế hệ kế tiếp chưa sẵn sàng, hoặc năng lực không bằng, thì hiệu quả và triển vọng của doanh nghiệp do vậy mà cũng bị hạn chế theo. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp gia đình phụ thuộc chủ yếu vào năng lực người giữ vị trí điều hành, bởi họ không có nhiều chọn lựa thay thế như doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu khác.
Để công ty gia đình tồn tại và phát triển, cần phải tập trung vào toàn bộ cả nhóm công ty với chiến lược tổng thể và không quá chú tâm vào từng công ty con, có thể xây dựng một quy chế nghiêm túc để điều tiết hành vi của từng thành viên trong gia đình có tham gia vào công việc kinh doanh của công ty, các thành viên của gia đình cần lựa chọn loại hình công ty phù hợp và quan trọng là có kế hoạch duy trì công ty lâu dài.
Hy vọng qua những thông tin trên mà chúng tôi chia sẻ. Các bạn đã hiểu thêm về khái niệm công ty gia đình là gì? Nếu bạn đọc còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn về các loại hình doanh nghiệp nói chung và công ty gia đình nói riêng, vui lòng liên hệ Luật Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm: