Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài. Được điều chỉnh bởi Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể tại Chương III: Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Chương này gồm 16 điều (từ Điều 28 đến Điều 43) quy định về các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; điều kiện đối với người nhận con nuôi; hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu; hồ sơ của người nhận con nuôi; hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài; trách nhiệm kiểm tra, xác minh hồ sơ và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện được cho làm con nuôi; trách nhiệm kiểm tra và chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi; căn cứ để giới thiệu trẻ em làm con nuôi; trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi; quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và việc tổ chức giao nhận con nuôi; chứng nhận việc nuôi con nuôi; thông báo tình hình phát triển của con nuôi; công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi; nuôi con nuôi ở khu vực biên giới; tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Trong bài viết dưới đây, công ty Luật Phamlaw xin trình bày những quy định cơ bản về nguyên tắc nhận nuôi, trường hợp được nhận nuôi con nuôi cũng như điều kiện nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:
1. Nguyên tắc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Theo quy định của điều 4 Luật nuôi con nuôi 2010 thì các nguyên tắc của nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:

– Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.

– Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

– Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.

2. Trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 28 LNCN đặt ra. Cụ thể:

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

+ Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi

+ Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

+ Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

+ Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

+ Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

– Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.

3.  Điều kiện 

Bao gồm: điều kiện về cha mẹ nuôi (chung và riêng) – người nhận nuôi và con nuôi được pháp luật quy định như sau:

(i) Về điều kiện với người nhận nuôi: Theo điều 29 LNCN thì Người VN định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại nước ngoài, nhận người Việt Nam làm con nuôi thì phải đủ điều kiện theo quy định của pl nơi ng đó thường trú và quy định tại Điều 14 LNCN, cụ thể:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Hơn con nuôi thừ 20 tuổi trở lên;

– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

– Có tư cách đạo đức tốt.

Đôi với Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.

Như vậy, pháp luật Việt Nam đã kết hợp giữa nguyên tắc luật nơi thường trú và Luật Việt Nam để điều chỉnh điều kiện nhận nuôi. Điều này là cần thiết để đảm bảo con nuôi được chăm sóc, và nuôi dưỡng trogn môi trường tốt nhất

(ii) Quy định về điều kiện trẻ nhận làm con nuôi: tại Điều 8 của Luật nuôi con nuôi 2010

– Trẻ em dưới 16 tuổi

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

– Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

– Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

=========================
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Công ty Luật Phamlaw

Hotline dịch vụ 097 393 8866; Tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu 1900 6284
Email : pham.lawyer8866@gmail.com

 

 

 

Rate this post