HỒ SƠ MẪU: VỤ ÁN KIỆN ĐÒI TÀI SẢN
Hồ sơ mẫu cho bài kiểm tra thực hành dành cho các bạn luật sư tập sự tham khảo để chuẩn bị bước vào kỳ kiểm tra sát hạch luật sư.
LỜI NÓI ĐẦU
Kính thưa:
– HỘI ĐỒNG KIỂM TRA HẾT TẬP SỰ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
– BAN CHỦ NHIỆM ĐOÀN LUẬT SƯ TP.HÀ NỘI
Tôi tên Phạm Thùy A, là người tập sự hành nghề luật sư tại Công ty Luật B – Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội.
Trong quá trình tập sự tại Công ty luật B tôi được Luật sư NGUYỄN VĂN C, giám đốc điều hành đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho tiếp cận hồ sơ vụ việc để nghiên cứu, tham gia thảo luận, soạn thảo các đơn thư và đưa ra quan điểm của mình về giải quyết các vụ việc và tham dự phiên tòa xét xử.
Thực hiện quy định về kiểm tra hết tập sự luật sư. Tôi xin kính trình Hội đồng kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư, hồ sơ kiểm tra thực hành của tôi. Bài kiểm tra hết tập sự luật sư này, được xây dựng trên cơ sở một vụ án dân sự mà Công ty Luật Tiền Phong được khách hàng – là nguyên đơn mời,để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
Vụ án đã kết thúc tốt đẹp theo đúng yêu cầu và mong mỏi của khách hàng. Tuy nhiên, vì kiến thức pháp luật và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên trong bài kiểm tra thực hành này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Ban giám khảo của Hội đồng kiểm tra hết tập sự, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội giúp đỡ, góp ý để tôi có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình hành nghề luật sư sau này.
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám khảo Hội đồng kiểm tra hết tập sự, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư Tp Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi tham dự đợt kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư lần này. Cảm ơn Luật sư NGUYỄN VĂN C, giám đốc Công ty Luật B đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tập sự cũng như hướng dẫn, góp ý cho tôi thực hiện hồ sơ kiểm tra thực hành này.
Trân trọng,
Hà Nội ngày 25/4/2016
Người tập sự hành nghề Luật sư
PHẠM THÙY A
MỤC LỤC
Số thứ tự | Nội dung | Trang |
PHẦN I | TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ VIỆC | |
I | CĂN CỨ TIẾP NHẬN VỤ VIỆC | |
II | TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ VIỆC | |
III | YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG VÀ PHẠM VI CÔNG VIỆC ĐƯỢC LUẬT SƯ HƯỚNG DẪN PHÂN CÔNG | |
PHẦN II | PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN | |
I | CĂN CỨ PHÁP LUẬT ĐỂ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC | |
II | BẢN CHẤT VÀ QUAN HỆ PHÁP LÝ PHẢI GIẢI QUYẾT | |
III | Ý KIẾN TƯ VẤN HOẶC QUAN ĐIỂM BÀO CHỮA (LƯU Ý LÀM CHẶT CHẼ) | |
PHẦN III | KẾT QUẢ THỰC HIỆN VỤ ÁN | |
I | NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN THEO PHÂN CÔNG CỦA LUẬT SƯ HƯỚNG DẪN | |
II | KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC | |
PHẦN IV | BÀI HỌC KINH NGHIỆM, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT | |
PHỤ LỤC | DANH MỤC TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM |
HỒ SƠ KIỂM TRA THỰC HÀNH
VỤ ÁN DÂN SỰ
V/v: ĐÒI TIỀN
Luật sư NGUYỄN VĂN C, Giám đốc Công ty Luật B, tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn tại phiên tòa sơ thẩm tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
PHẦN I
TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN
- CĂN CỨ TIẾP NHẬN VỤ VIỆC:
- Ngày 9 tháng 02 năm 2015, tại Công ty đã ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng là Ông Lê Hoàng, sinh năm 1950, có hộ khẩu thường trú tại: …… Hà Nội. Nhận thấy, vụ án này là cơ hội rất tốt để cho tôi học hỏi thêm các kĩ năng về tranh tụng nên tôi chủ động yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư nơi tôi đang tập sự được tham gia toàn bộ quá trình tố tụng của vụ án cho đến phiên tòa sơ thẩm trong vụ án này.
- Tên Luật sư hướng dẫn: Luật sư NGUYỄN VĂN C
- TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ VIỆC
Đầu năm 2011, vợ chồng Ông Lê Hoàng có nhu cầu mua đất để xây nhà ở lâu dài nên tìm đến gặp Đỗ Thị Hương để đặt vấn để mua lô đất G12-L01 Khu A Dương Nội của Tập đoàn X mà bà Hương đang rao bán với giá trị của lô đất là 8,2 tỷ đồng.
Ngày 28/01/2011, ông Hoàng đã giao cho Hương số tiền 7,7 tỷ đồng để mua lô đất trên. Đỗ Thị Hương đã viết cho ông Dư “ giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất” và Giấy biên nhận tiền; đồng thời cũng giao cho ông Dư văn bản xác nhận góp vốn của tập đoàn Nam Cường đứng tên ông Nguyễn Ngọc Minh cùng phiếu thu 100.000.000 đồng.
Hết thời hạn 2 tuần như đã hứa, bà Hương vẫn không làm được thủ tục để ông Hoàng ký hợp đồng mua lô đất G12-L01 với tập đoàn X.
Thời gian sau đó, bà Hương vẫn khất lần việc sang tên lô đất cho ông Hoàng. Tìm hiểu ra ông Hoàng mới biết, khu G (trong đó có lô đất G12-l01) tập đoàn X không có kế hoạch phát triển nữa và đã thông báo cho khách hàng từ cuối năm 2010, theo đó mọi khách hàng sẽ chuyển sang khu khác, khách hàng nào không chuyển coi như đã hủy hợp đồng.
Ngày 18/9/2012 tập đoàn X có ra công văn số 223/CV-NCHN trả lời đơn kiến nghị của bà Hương: “Việc chuyển nhượng lô đất nêu trên giữa ông Nguyễn Ngọc Minh và bà Đỗ Thị Hương là không đúng quy định của pháp luật vì ông Minh chưa ký bất kỳ một thỏa thuận, hợp đồng hoặc thủ tục gì liên quan đến việc mua bán chuyển nhượng lô đất nêu trên…”
Do bà Hương không thực hiện cam kết đã viết ngày 13/4/2012 nên ngày 13/3/2013 bà Hương có viết giấy cam kết và giao cho ông Hoàng giữ một số giấy tờ để làm tin gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) diện tích 1050m2 đứng tên bà Hương tại địa chỉ: Thôn Yên Mỹ – xã Bình Yên – huyện Thạch Thất – Hà Nội.
- Hợp đồng góp vốn căn hộ E28B56 diện tích 100,1m2 đã đóng tiền 70% đứng tên bà Hương.
- Phiếu thu tiền lô đất Q1 – C20 thuộc dự án “Thung lũng – Thanh Xuân” địa chỉ Công ty cổ phần Thanh Xuân-Thị xã Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc
Bà Hương cam kết hết tháng 10/2013 nếu không giải quyết được thì số tài sản trong giấy tờ trên thuộc quyền sở hữu của ông Hoàng.
Ngày 03/5/2013 bà Hương chính thức xác nhận bà chưa thể ra hợp đồng đứng tên ông theo thỏa thuận và lại hứa sẽ thu xếp trả tiền cho ông vào tháng 9/2013. Nếu hết thời gian đã hứa mà không trả tiền cho ông thì những tài sản trong các giấy tờ bà Hương đã giao cho ông ngày 13/4/2012 thuộc sở hữu của ông. Bà Hương có trách nhiệm ra công chứng sang tên cho ông.
Tuy nhiên, bà Hương vẫn không chịu thực hiện cam kết và chỉ khất lần. Ngày 16/9/2013 bà Hương bất ngờ chuyển nhà mà không cho ông Hoàng biết địa chỉ. Ông Dư gọi điện rất nhiều lần thì bà Hương đều trả lời không có tiền để trả. Vì vậy, tháng 11/2013 ông mới làm đơn tố cáo bà Hương về hành vi lừa đảo. Tại cơ quan cảnh sát điều tra Hà Nội, bà Hương đã trả cho ông Hoàng 700.000.000 triệu đ, còn lại 7 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra đã có kết luận công văn 47110.3.2014 ) về việc kết quả xác minh, giải quyết tố giác tội thì có nội dung: “…tập đoàn X có văn bản gửi Cơ quan điều tra khẳng định: Lô đất G12-L01 khu đô thị mới Dương Nội của Tập đoàn X sẽ đơn phương thanh lý giấy xác nhận góp vốn và trả lại tiền cho ông Minh theo quy định của pháp luật. Tập đoàn X không chấp nhận việc mua bán chuyển nhượng giữa ông Minh và bà Hương, tập đoàn X không liên quan gì đến bà Hương và ông Hoàng. Bà Hương không có quyền gì với lô đất G12-L01 của tập đoàn X. Vì vậy cơ quan thấy bà Hương không có gì để chuyển nhượng cho ông Hoàng, bà Hương phải có trách nhiệm trả lại tiền cho ông Hoàng, kèm theo lãi suất hai bên đã thỏa thuận. Đây là tranh chấp dân sự, nếu hai bên không thỏa thuận giải quyết được thì đề nghị Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật”. Như vậy, bằng kết luận này, cơ quan điều tra đã khẳng định giao dịch giữa ông Hoàng và bà Hương là giao dịch dân sự.
Tháng 3 năm 2014, ông Hoàng làm đơn khởi kiện ra Tòa Án quận Hai Bà Trưng, T.P Hà Nội để kiện đòi tài sản mà nguyên đơn là bà Đỗ Thị Hương với 4 nội dung yêu cầu khởi kiện sau:
- Tuyên giao dịch vô hiệu
- Yêu cầu bà Hương trả lại tiền 7 tỷ và lãi suất theo quy định của ngân hàng nhà nước
- Bồi thường thiệt hại
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Ngày 8/5/2014, Tòa án đã thụ lý vụ án.
Sau đó, Tòa án có ra thông báo gửi các chủ đầu tư và Phòng Tài nguyên Môi trường nơi có tài sản là bất động sản của Đỗ Thị Hương nhằm xác minh thông tin tài sản và yêu cầu hạn chế giao dịch với những tài sản này.
Ngày 6/9/2014, Tòa án đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng phiên tòa phải hoãn 3 lần, lần thứ 3 là ngày 29/10/2014.
Ngày 29/11/2014, Tòa án có thông báo số 21A/TB-TA với nội dung “Tòa án nhận được đơn khiếu nại của chị Đỗ Thị Hương và anh Phạm Hồng Kỳ. Vì vậy, cần chờ kết quả giải quyết khiếu nại mới mở lại phiên tòa được. Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa sẽ được Tòa án thông báo sau.”
Được biết bị đơn khiếu nại về: (1) thẩm quyền tòa án với đề nghị chuyển hồ sơ vụ án về Tòa án nhân dân quận Tây Hồ giải quyết; (2) khiếu nại về các văn bản Tòa án quận Hai Bà Trưng phát hành yêu cầu dừng các giao dịch tài sản của Đỗ Thị Hương là trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bị đơn.
Quan điểm của Bà Đỗ Thị Hương (bị đơn) bác toàn bộ khởi kiện của nguyên đơn (ông Lê Hoàng); yêu cầu ông Hoàng tiếp tục thực hiện hợp đồng và đưa người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Ngọc Minh và tập đoàn X vào vụ án đòi tiền.
- Các mốc giao dịch cụ thể giữa bà Hương và ông Hoàng
- Ngày 28/01/2011: Bà Hương viết Giấy nhượng quyền sử dụng đất cho ông Dư và Giấy biên nhận số tiền 7,7 tỷ do ông Hoàng trả.
- Ngày 13/4/2012: Bà Hương viết Giấy biên nhận (với nội dung cam kết lần 1): nếu hết ngày 31/5/2012 mà không ra được hợp đồng đứng tên ông Hoàng thì sẽ “thu xếp tài chính” để trả lại cho ông Hoàng 7,7 tỷ, thời gian chuyển tiền trong vòng 20 ngày, kể từ ngày 31/5/2012.
- Ngày 13/3/2013, Bà Hương viết Giấy cam kết (cam kết lần 2) và Biên bản nhận giấy tờ với nội dung thể hiện bà Hương giao cho ông Hoàng một số giấy tờ tài sản của vợ chồng bà Hương và cam kết đến tháng 10/2013 sẽ giải quyết với ông Minh. Nếu sau thời gian trên mà không giải quyết xong thì số tài sản trên thuộc quyền sở hữu của ông Hoàng.
- Ngày 03/5/2013: Bà Hương viết Giấy cam kết (cam kết lần 3): cam kết “sẽ thu xếp số tiền mà tôi đã nhận của anh Hoàng là 7.700.000.000 đồng đến cuối tháng 9/2013 tôi sẽ thanh toán”; “nếu hẹn trong tháng 10 mà không thu xếp được tiền trả cho anh Hoàng thì những tài sản trên sẽ thuộc quyền sở hữu của anh Hoàng. Tôi sẽ ra công chứng sang tên anh Hoàng”
- Giao dịch của bà Hương với ông M
Ngày 13/1/2011, Bà Đỗ Thị Hương và ông Nguyễn Ngọc M thực hiện giao dịch Hợp đồng chuyển nhượng quyền góp vốn để được mua đất và phần vốn góp của ông Nguyễn Ngọc M với tập đoàn X. Anh M đã giao cho bà Hương giấy biên nhận tiền trị giá 100.000.000 triệu đ và văn bản xác nhận góp vốn đứng tên ông Nguyễn Ngọc M cho bà Đỗ Thị Hương.
- Các văn bản của tập đoàn X
- Ngày 23/02/2012, X làm việc với ông Nguyễn Ngọc Minh về việc lô đất G12 – L01 Khu A Dương Nội không đủ điều kiện chuyển nhượng, đề nghị ông M chuyển sang lựa chọn lô khác nhưng ông M không đồng ý;
- Ngày 18/9/2012, X có văn bản gửi bà Hương khằng định lô đất chưa đủ điều kiện chuyển nhượng, đã thông báo cho ông M nhiều lần; đồng thời X cũng khẳng định giao dịch giữa bà Hương và ông M là “không có căn cứ và vi phạm các quy định của pháp luật đất đai cũng như quy định của Tập đoàn X”;
- Ngày 23/12/2013: X có văn bản gửi Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an TP. Hà Nội khẳng định:
+ Không chấp nhận việc chuyển nhượng giữa ông M và bà Hương;
+ Lô đất G12 – L01 vẫn chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng do vướng mặt bằng, dân không nhận tiền đền bù;
+ X đã thông báo cho ông Minh biết lô đất không đủ điều kiện chuyển nhượng từ cuối năm 2010 (thông báo bằng điện thoại);
+ Quan điểm của X: Lô đất G12 – L01 không đủ điều kiện chuyển nhượng, X sẽ đơn phương thanh lý vốn góp, trả lại tiền cho ông M; Tập đoàn không chấp nhận việc mua bán giữa ông M và bà Hương.
- Ngày 19/6/2014, Văn phòng LS Y(được X ủy quyền) trả lời bà Hương, khẳng định giao dịch giữa ông M và bà Hương là không đúng pháp luật, hướng dẫn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp;
- Ngày 28/10/2014, X có văn bản trả lời cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP. Hà Nội thể hiện:
+ Ngoài Giấy xác nhận đăng ký góp vốn xây dựng hạ tầng khu đô thị mới Dương Nội ngày 19/11/2009, X và ông M chưa ký kết bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến lô đất G12 – L01;
+ Buổi làm việc ngày 23/02/2012, X đã thỏa thuận với ông Minh về việc lô đất G12 – L01 chưa đủ điều kiện chuyển nhượng; Hai bên vẫn chưa thống nhất được ý kiến giải quyết vấn đề này;
+ Tình trạng lô đất G12 – L01 tại thời điểm hiện tại: Lô đất vẫn tồn tại, nhưng chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để chuyển nhượng cho khách hàng do chưa hoàn thành việc xây dựng phần móng.
- Các văn bản trả lời của cơ quan cảnh sát điều tra – Công an thành phố Hà Nội
Ngày 04/3/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra, công an Thành phố Hà Nội đã ra thông báo số 471, thông báo cho ông Hoàng kết quả xác minh, giải quyết tố giác tội phạm, khẳng định “bà Hương không có quyền gì với Lô đất G12 – L01 […], bà Hương không có gì để chuyển nhượng cho ông Hoàng, bà Hương phải có trách nhiệm trả lại tiền cho ông Hoàng, kèm theo lãi suất hai bên đã thỏa thuận”
- Quá trình giải quyết vụ án của TAND quận Hai Bà Trưng
– Ngày 08/5/2014, TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý vụ án.
– Ngày 06/9/2014, TAND quận Hai Bà Trưng ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, thời gian mở phiên tòa dự kiến là ngày 24/9/2014.
– Ngày 24/9/2014, Tòa án hoãn phiên tòa lần 1 do người đại diện theo ủy quyền của bị đơn có đơn xin vắng mặt;
– Ngày 29/9/2014, Tòa án hoãn phiên tòa lần 2.
– Ngày 29/10/2014, Tòa án hoãn phiên tòa lần 3 với lý do luật sư bị đơn xin hoãn để nghiên cứu hồ sơ.
– Ngày 29/11/2014, Tòa án ra Thông báo số 21A/TB-TA với nội dung: “Ngày 29/11/2014, Tòa án nhận được đơn khiếu nại của chị Đỗ Thị Hương và anh Phạm Hồng Kỳ. Vì vậy, cần chờ kết quả giải quyết đơn khiếu nại mới mở lại phiên tòa được. Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa sẽ được Tòa án thông báo sau.”
Trong quá trình tố tụng của vụ án, bị đơn không hợp tác nhằm gây khó khăn và trở ngại cho việc tố tụng bằng các hành vi cụ thể: Liên tục yêu cầu hoãn các phiên tòa, thực hiện việc khiếu nại khiếu kiện để kéo dài thời gian vụ án…
III/ YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG
Yêu cầu Tòa án tuyên bà Đỗ Thị Hương và ông Phạm Hồng Kỳ (chồng bà Hương) phải trả lại số tiền 7 tỷ đồng mà ông Hoàng đã trả khi giao dịch chuyển nhượng lô đất G12-L01 tại khu đô thị mới Dương Nội và lãi suất theo quy định của pháp luật là 2. 123. 037. 500 đồng.
- PHẠM VI CÔNG VIỆC ĐƯỢC LUẬT SƯ HƯỚNG DẪN PHÂN CÔNG
– Tiếp xúc ban đầu với khách hàng;
– Kết nối khách hàng với luật sư để tiến hành làm việc;
– Cùng luật sư hướng dẫn thu thập đi sao chụp tài liệu;
– Cùng tham gia phiên tòa cùng luật sư hướng dẫn sau khi được thẩm phán chấp thuận;
– Nghiên cứu hồ sơ, trao đổi cùng luật sư hướng dẫn về hồ sơ vụ án, chuẩn bị bài phát biểu, dự thảo luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích cho nguyên đơn
Tổng hợp đánh giá toàn bộ hồ sơ vụ án.
PHẦN 2
PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC
I/ CĂN CỨ PHÁP LUẬT ĐỂ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC.
- Bộ luật Tố tụng dân sự
- Bộ luật Dân sự
- Luật Cư trú
- Quyết định 2868-QĐNHNN quy định về mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước Việt Nam có hiệu lực thi hành 01/10/2010
- BẢN CHẤT VỤ VIỆC VÀ QUAN HỆ PHÁP LÝ PHẢI GIẢI QUYẾT
- Bản chất vụ án
Tại giấy chuyển nhượng ngày 28/1/2011, với các văn bản, hồ sơ giấy tờ có liên quan đến vụ án, cùng các biên bản làm việc với cơ quan điều tra công an thành phố Hà Nội. Bà Hương đều thừa nhận nhận của ông Hoàng, bà Thúy (vợ ông Hoàng) số tiền 7,7 tỷ đồng để chuyển nhượng lô đất G12-L01 khu đô thị Dương Nội. Sau nhiều lần hứa hẹn bà Hương không thực hiện được cam kết nêu trên. Đến ngày 13/4/2012 bà Hương đã cam kết trả lại số tiền 7,7 tỷ và lãi suất theo thỏa thuận trước đó của các bên. Như vậy trong vụ án này là vụ án Dân sự về việc yêu cầu đòi lại tài sản với số tiền 7 tỷ cả gốc và lãi cho đến thời điển xét xử vụ án.
- Các vấn đề cần giải quyết.
a/ Đánh giá tính hợp pháp các yêu cầu của khách hàng là nguyên đơn
Thứ nhất: Yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự ngày 28/01/2011 của ông Hoàng và bà Hương là vô hiệu
Theo văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 28/01/2011 do 2 bên lập, luật sư nhận thấy việc ông Nguyễn Ngọc M nộp 100.000.000đ (một trăm triệu đồng) tại công ty cổ phần tập đoàn X nên được công ty cấp giấy xác nhận đăng ký góp vốn đứng tên ông M. Giấy xác nhận này không thể hiện nội dung công ty X chuyển nhượng quyền sử dụng đất lô G12-L01 cho ông M, mà chỉ có ý nghĩa sau khi lô đất G12-L01 đủ điều kiện chuyển nhưởng thì ông M được quyền ưu tiên mua lô đất nêu trên. Như vậy, lô đất C12-L01 chưa thuộc quyền sử dụng của ông M, ông M đem chuyển nhượng là vi phạm cam kết với chủ đầu tư và vi phạm pháp luật. Do giao dịch ông M và bà Hương không được chủ đầu tư chấp nhận nên bà Hương không thể làm được hợp đồng để ông Hoàng được quyền ký hợp đồng với chủ đầu tư là tập đoàn X như cam kết ngày 28.1.2011 được. Nếu các bên dừng quan hệ dân sự tại thời điểm này thì quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa và Hương và ông Dư là giao dịch dân sự vô hiệu.
Nhưng sau hơn 01 năm, vào ngày 13.4. 2012 bà Hương đã viết “Giấy cam kết” có nội dung: Việc chuyển nhượng giữa 2 bên không thành bà sẽ có trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền đã nhận cho ông Hoàng và tiền lãi suất theo ngân hàng”. Như vậy, kể từ ngày 13.4.2012 giữa bà Hương và ông Hoàng đã chuyển giao dịch từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sang giao dịch xác nhận nợ với nhau. Theo đó, bà hương cam kết trả 7,7 tỷ đồng cũng lãi suất ngân hàng. Đây là sự thỏa thuận tự nguyện của nguyên đơn và bị đơn và không trái với quy định pháp luật hiện hành. Giả sử, trường hợp Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện ông Hoàng, tuyên bố giao dịch ngày 28/01/2011 vô hiệu thì luật định, 2 bên sẽ phải trao trả những gì đã nhận. Như vậy, bà Hương chỉ phải trả số tiền gốc còn lại là 7 tỷ đồng mà không kèm theo lãi suất. Nhận thấy, đây là điểm bất lợi rất lớn của khách hàng khi không được hưởng phần lãi suất mình phải được hưởng, luật sư đã hướng dẫ khách hàng rút yêu cầu khởi kiện tuyên bố giao dịch dân sự ngày 28/01/2011 giữa ông Hoàng và bà Hương là vô hiệu ngay khi xét xử tại phiên tòa sơ thẩm
Thứ hai: Yêu cầu về bồi thường thiệt hại do bà Hương có lỗi trong việc để cho giao dịch dân sự bị vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Do yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự ngày 28/01/2011 của nguyên đơn là ông Hoàng và bị đơn là bà Hương là vô hiệu, đã được luật sư đã tư vấn rút nên yêu cầu thứ 2 về bồi thường thiệt hại sẽ không có cơ sở để thực hiện. Thực tế, để chứng minh thiệt hại và yêu cầu bồi thường dân sự rất khó khả thi. Vì vậy, đối với yêu cầu về bồi thường thiệt hại, luật sư cũng yêu cầu khách hàng xin rút ngay khi xét xử tại phiên tòa sơ thẩm
Thứ ba: Về yêu cầu đòi tiền nợ gốc
Căn cứ hồ sơ vụ án cho thấy: Giấy biên nhận tiền của bà Hương ngày 28/01/2011 thể hiện bà Hương đã nhận của ông Hoàng 7,7 tỷ đồng. Các cam kết của bà Hương, các tài liệu khác trong hồ sơ vụ án cũng khẳng định số tiền bà Hương đã nhận của ông Dư là 7,7 tỷ đồng và bà Hương cam kết sẽ trả lại cho ông Hoàng, nhưng bà Hương đã không thực hiện cam kết của mình.
Ngày 21 và ngày 28/01/2014 bà Hương đã hai lần trả tiền cho ông Hoàng, lần đầu 530 triệu đồng và lần 2 là 170 triệu đồng, tổng số tiền bà Hương đã trả là 700 triệu đồng. Như vậy, tổng số tiền bà Hương còn đang chiếm giữ của ông Hoàng là 7 tỷ đồng. Căn cứ Điều 256 BLDS 2005 về quyền đòi lại tài sản: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó…”
Từ các căn cứ trên, ông Hoàng có quyền khởi kiện yêu cầu bà Hương phải trả lại số tiền 7 tỷ đồng đang chiếm giữ trái pháp luật
Thứ tư: Về yêu cầu đòi tiền lãi suất.
Căn cứ hồ sơ vụ án cho thấy : Ngày 13/4/2012, bà Hương đã lập giấy cam kết: nếu hết ngày 31/5/2012 mà không ra được hợp đồng (chuyển nhượng lô đất) đứng tên ông Hoàng thì sẽ trả lại cho ông Hoàng toàn bộ số tiền 7,7 tỷ đồng, kèm theo lãi suất ngân hàng; thời hạn giao tiền là trong vòng 20 ngày, tức là từ ngày 01/6/2012 đến ngày 20/6/2012.
Như vậy, nghĩa vụ trả tiền của bà Hương đã phát sinh từ ngày 01/6/2012.
Theo quy định tại Điều 290 Bộ luật dân sự 2005 về Nghĩa vụ trả tiền thì “Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Giữa ông Hoàng và bà Hương không có thỏa thuận nào về việc bà Hương không phải trả lãi; bản thân bà Hương cũng đã cam kết sẽ trả cả tiền nợ gốc là 7,7 tỷ đồng và tiền lãi cho ông Hoàng. Như vậy, nghĩa vụ trả tiền lãi cho ông Hoàng theo cam kết của bà Hương phát sinh cùng thời điểm với nghĩa vụ trả tiền là ngày 01/6/2012.
Theo hồ sơ, giấy biên nhận ngày 13/4/2012 bà Hương không cam kết mức lãi suất cụ thể mà bà Hương phải trả cho ông Hoàng mà chỉ nêu chung chung là “kèm theo lãi suất ngân hàng” nên cần xác định lãi suất bà Hương phải trả dựa trên mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Hết thời hạn cam kết trả tiền (ngày 20/6/2012), bà Hương vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho ông Hoàng. Vì vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 305 BLDS về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì:
“…bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Ông Hoàng và bà Hương cũng không có thỏa thuận nào về việc bà Hương không phải trả phần lãi chậm thanh toán này. Như vậy bà Hương có nghĩa vụ phải trả lãi chậm trả cho ông Hoàng.
Điều 1 Quyết định 2686/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/12/2010 quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm.
Từ các lập luận nêu trên, có căn cứ xác định bà Hương phải trả tiền lãi theo cam kết và tiền lãi chậm trả cho ông Hoàng với mức lãi suất là 9%/năm.
b/ Xác định thẩm quyền xét xử vụ án
Căn cứ vào quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự tại Điều 35 về thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ: Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Tại điều 8 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP của HĐTP TANDTC hướng dẫn điều 35 Luật Tố tụng Dân sự thì: Việc xác định nơi cư trú, làm việc, nơi có trụ sở quy định tại Điều 35 của BLTTDS được xác định tại thời điểm nộp đơn khởi kiện.
Căn cứ Điều 52 Bộ Luật Dân sự quy định về nơi cư trú:
“1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
- Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống.
Căn cứ Điều 12 Luật Cư trú hiện hành quy định về nơi cư trú:
Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.”Căn cứ vào các loại văn bản, giấy tờ Bị đơn cung cấp cho Nguyên đơn từ khi xác lập giao dịch cho đến ngày nguyên đơn khởi kiện đều thể hiện bị đơn thường trú tại số 18, ngách 102/1 Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, thể hiện trong:
– Giấy chuyển nhượng lô đất được hai bên xác lập ngày 28/01/2011;
– Giấy biên nhận tiền bị đơn viết ngày 28/01/2011;
– Giấy biên nhân bị đơn viết ngày 13/4/2012 cam kết không ra được hợp đồng sẽ trả lại nguyên đơn tiền và lãi suất;
– Giấy cam kết do bị đơn viết ngày 13/3/2013 hứa thu xếp trả tiền;
– Giấy cam kết bị đơn viết ngày 03/5/2013 về việc trả tiền
Căn cứ vào các văn bản giải quyết của các tổ chức liên quan, cụ thể:
– Văn bản trả lời số 471 ngày 04/3/2014 của Công an Hà Nội trả lời nguyên đơn Lê Đức Dư về kết quả xác minh, tố giác tội phạm đã xác định Đỗ Thị Hương có hộ khẩu thường trú tại số 18, ngách 102/1 Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
– Văn bản số 25/VPLSVD ngày 19/6/2014 của Văn phòng luật sư Y đại diện ủy quyền cho chủ đầu tư Tập đoàn X trả lời bà Hương về lô đất G12-L01 cũng thể hiện bà Hương trú tại: số 18, ngách 102/1 Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
– Văn bản số 206/2015/CV – NCHN ngày 27/8/2015 của Tập đoàn Nam Cường gửi Tòa án quận Hai Bà Trưng vẫn khẳng định bà Hương có địa chỉ tại số 18, ngách 102/1 Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Căn cứ các đơn từ của bị đơn Hương khi làm việc với Tòa án, công an thành phố đều khẳng định hộ khẩu thường trú là: số 18, ngách 102/1 Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Căn cứ văn bản xác nhận ngày 02/12/2015 của Công an phường Thanh Nhàn quận Hai Bà Trưng khẳng định hiện nay bị đơn Đỗ Thị Hương vẫn đang đăng ký thường trú tại địa chỉ: số 18, ngách 102/1 Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Từ các cơ sở trên khẳng định rằng: Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng có thẩm quyền giải quyết trong vụ án này.
c/ Đánh giá những yêu cầu của bị đơn
Bị đơn yêu cầu Nguyên đơn tiếp tục thực hiện hợp đồng và đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Ngọc M và Tập đoàn X trong vụ là không có cơ sở bởi các lẽ sau:
Thứ nhất: Về yêu cầu thực hiện hợp đồng:
Căn cứ vào giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 28/01/2011 do 2 bên lập, ta nhận thấy việc ông Nguyễn Ngọc M nộp 100.000.000đ (một trăm triệu đồng) tại công ty cổ phần tập đoàn X nên được công ty cấp giấy xác nhận đăng ký góp vốn đứng tên ông. Giấy xác nhận này không thể hiện nội dung công ty X chuyển nhượng quyền sử dụng đất lô G12-L01 cho ông M, mà chỉ có ý nghĩa sau khi lô đất G12-L01 đủ điều kiện chuyển nhượng thì ông M được quyền ưu tiên mua lô đất nêu trên. Như vậy, lô đất C12-L01 chưa thuộc quyền sử dụng của ông M, ông M đem chuyển nhượng là vi phạm cam kết với chủ đầu tư và vi phạm pháp luật. Do giao dịch ông M và bà Hương không được chủ đầu tư chấp nhận nên bà Hương không thể làm được hợp đồng để ông Hoàng được quyền ký hợp đồng với chủ đầu tư là tập đoàn X như cam kết ngày 28.1.2011 được. Nếu các bên dừng quan hệ dân sự tại thời điểm này thì quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa và Hương và ông Hoàng là giao dịch dân sự vô hiệu. Nhưng sau hơn 01 năm, vào ngày 13.4. 2012 bà Hương đã viết “Giấy cam kết” có nội dung: Việc chuyển nhượng giữa 2 bên không thành bà sẽ có trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền đã nhận cho ông Hoàng và tiền lãi suất theo ngân hàng”. Như vậy, kể từ ngày 13.4.2012 giữa bà Hương và ông Hoàng đã chuyển giao dịch từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sang giao dịch xác nhận nợ với nhau. Theo đó, bà hương cam kết trả 7,7 tỷ đồng cũng lãi suất ngân hàng. Đây là sự thỏa thuận tự nguyện của nguyên đơn và bị đơn và không trái với quy định pháp luật hiện hành, vì vậy, yêu cầu thực hiện hợp đồng là hoàn toàn không có cơ sở.
Thứ hai: Về yêu cầu đưa ông Nguyễn Ngọc M và Tập đoàn X trong vụ án
Ngày 13.1.2011 giữa ông Nguyễn Ngọc M và bà Đỗ Thị Hương đã làm hợp đồng chuyển nhượng: “chuyển nhượng quyền góp vốn để được mua đất và phần vốn góp có nội dung “Ông Minh chuyển nhượng cho lại quyền góp vốn vào phần vốn góp để được mua lô đất C12-L01 tại khu A khu đô thị Dương Nội do tập đoàn X là chủ đầu tư cho bà Hương”. Hợp đồng do ông M và bà Hương tự lập với nhau không có xác nhận của tập đoàn X là chủ đầu tư.
Tiếp đó, ngày 28.1.2011 bà Hương làm “Giấy nhượng quyền sử dụng lô đất” đối với quyền được mua lô đất G12-L01 khu đô thị mới Dương Nội cho ông Hoàng. Giấy này viết tay do 2 người tự ký, không có chữ ký của ông M và cũng không có xác nhận của chủ đầu tư là tập đoàn X. Trong các lời khai bà Hương và ông Hoàng đều thừa nhận ông M không biết và không liên quan đến việc bà Hương lập hợp đồng chuyển nhượng lô đất đã mua của ông Minh cho ông Hoàng, ông M cũng không liên quan đến việc bà Hương nhận số tiền 7,7 tỷ đồng.
Từ những cơ sở trên có thể khẳng định rằng: Không có cơ sở pháp lý để Ông Nguyễn Ngọc M và tập đoàn X phải có trách nhiệm đối với giao dịch giữa ông Hoàng và bà Hương và họ không có tư cách để tham gia vụ án này.
d/ Đánh giá sự tuân thủ pháp luật của tòa án Hai Bà Trưng trong quá trình giải quyết vụ kiện.
Thứ nhất: Vi phạm về việc kéo dài thời gian hõa phiên tòa
Trong quá trình giải quyết vụ kiện nêu trên, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội vi phạm nghiêm trọng về việc kéo dài thời gian hoãn phiên tòa. Kể từ thời điểm thụ lý (ngày 08/5/2014) cho đến ngày xét xử (ngày 10/9/2015) Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng đã 3 lần tạm hoãn phiên tòa thể hiện qua các quyết định: Quyết định hoãn phiên tòa số 67/2014/QĐST-DS ngày 24/9/2014 (lần 1) Quyết định hoãn phiên tòa số 71/2014/QĐST-DS ngày 29/9/2014 (lần 2), Quyết định hõa phiên toàn số 75/2014/QĐST-DS ngày 29/10/2014 (lần 3)Từ quyết định hõa phiên tòa số 75/2014/QĐST-DS ngày 29/10/2014 (lần 3) kéo dài cho đến ngày 21/8/2015 mới quyết định mở lại phiên tòa số 08; Tiếp tục đến ngày 25/8/2015 mới có quyết định mở lại phiên tòa số 09. Thời gian hoãn phiên tòa lần 3 cho đến thời điểm mở lại phiên tòa ngày 25/8/2015 là gần 10 tháng.
Căn cứ Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi bổ sung 2011) thì thời hạn được hoãn phiên toàn không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa
Căn cứ Điều 29, Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thi hành một số quy định trong phần thứ 2 “thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng Dân sự về Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa quy định tại Điều 208 của BLTTDS như sau:
“1. Thời hạn hoãn phiên toà sơ thẩm không quá ba mươi ngày, kể từ ngày Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà.
Nếu phiên toà xét xử một vụ án bị hoãn nhiều lần, thì thời hạn của mỗi lần hoãn phiên toà không được quá giới hạn cho phép là ba mươi ngày, kể từ ngày Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà của lần đó”.
Căn cứ vào các quy định nêu trên của Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn cho thấy Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng đã kéo dài thời gian hoãn phiên toàn lên đến 10 tháng.
Thứ 2: Thông báo số 21A/TB-TA của Tòa án nhân Thông báo số 21A/TB-TA ngày 29/11/2014 của Tòa án về việc lùi ngày mở phiên tòa là trái luật.
Trích nội dung thông báo: “ Ngày 29/11/2014 Tòa án nhận được Đơn khiếu nại của chị Đỗ Thị Hương và anh Phạm Hồng Kỳ. Vì vậy, cần chờ kết quả giải quyết khiếu nại mới mở lại phiên tòa được. Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa sẽ được Tòa án thông báo sau”. Việc tạm hoãn xét xử trong thông báo này không có căn cứ. Không có cơ sở nào trong luật quy định phải giải quyết khiếu nại xong mới tiếp tục giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án và giải quyết khiếu nại diễn ra độc lập, không liên quan đến nhau.
Như vậy, việc Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng cố tình trì hõa phiên tòa bằng cách kéo dài thời gian để hoãn cùng với Thông báo số 21A/TB-TA ngày 29/11/2014 của Tòa án về việc lùi ngày mở phiên tòa là trái luật, phương hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích khách hàng.
Từ các căn cứ nêu trên, Ông Lê Hoàng yêu cầu bà Đỗ Thị Hương cùng chồng là Phạm Hồng kỳ phải trả lại số tiền cho ông Hoàng là 7 tỷ đồng cộng lãi suất theo quy định của ngân hàng nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
III. QUAN ĐIỂM BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO ĐƯƠNG SỰ
Cơ sở xác định quyền khởi kiện, quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự, Quyền đòi nợ gốc, quyền đòi lãi của ông Hoàng.
- Quyền khởi kiện:
+ Điều 255 Bộ luật dân sự quy định về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu như sau: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
+ Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về quyền khởi kiện vụ án: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
+ Điểm a khoản 3 Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thời hiệu khởi kiện: “Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện;”
- Quyền rút một phần yêu cầu khởi kiện
Căn cứ theo Khoản b, Điều 59, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi bổ sung 2011)
“1. Nguyên đơn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
- a) ….
- b) Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện;”
Căn cứ Khoản 2, Điều 218 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, (sửa đổi bổ sung 2011) thì: “Trong trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút”.
Như vậy, việc ông Dư, phía nguyên đơn xin rút một phần yêu cầu khởi kiện là hoàn toàn có căn cứ, yêu cầu Hội đồng xét xử chấp nhận đối với 2 nội dung xin rút của nguyên đơn là: Xin tuyên bố giao dịch vô hiệu và bồi thường thiệt hại.
- Quyền yêu cầu đòi tiền gốc của nguyên đơn
Giấy biên nhận tiền của bà Hương ngày 28/01/2011 thể hiện bà Hương đã nhận của ông Dư 7,7 tỷ đồng. Các cam kết của bà Hương, các tài liệu khác trong hồ sơ vụ án cũng khẳng định số tiền bà Hương đã nhận của ông Hoàng là 7,7 tỷ đồng và bà Hương cam kết sẽ trả lại cho ông Hoàng, nhưng bà Hương đã không thực hiện cam kết của mình.
Ngày 21 và ngày 28/01/2014 bà Hương đã hai lần trả tiền cho ông Hoàng, lần đầu 530 tr và lần 2 170tr, tổng số tiền bà Hương đã trả là 700 triệu đồng. Như vậy, tổng số tiền bà Hương còn đang chiếm giữ của ông Hoàng là 7 tỷ đồng. Căn cứ Điều 256 BLDS 2005 về quyền đòi lại tài sản: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó…”
Như vậy, ông Dư có quyền yêu cầu và bà Hương có nghĩa vụ phải trả lại cho ông Hoàng số tiền gốc 7 tỷ đồng.
- Quyền đòi tiền lãi của nguyên đơn:
Sau khi nhận đủ số tiền 7,7 tỷ đồng của ông Hoàng, bà Hương đã không thực hiện được các nghĩa vụ mình cam kết là hoàn thiện thủ tục để ra được hợp đồng chuyển nhượng lô đất G12-L01 giữa ông Hoàng và tập đoàn X.
Ngày 13/4/2012, bà Hương đã lập giấy cam kết khẳng định: nếu hết ngày 31/5/2012 mà không ra được hợp đồng (chuyển nhượng lô đất) đứng tên ông Hoàng thì sẽ trả lại cho ông Dư toàn bộ số tiền 7,7 tỷ đồng, kèm theo lãi suất ngân hàng; thời hạn giao tiền là trong vòng 20 ngày, tức là từ ngày 01/6/2012 đến ngày 20/6/2012.
Theo quy định tại Điều 290 Bộ luật dân sự 2005 về Nghĩa vụ trả tiền thì “Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Hết thời hạn cam kết trả tiền (ngày 20/6/2012), bà Hương vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho ông Dư. Vì vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 305 BLDS về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì:
“…bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Ông Hoàng và bà Hương cũng không có thỏa thuận nào về việc bà Hương không phải trả phần lãi chậm thanh toán này. Như vậy bà Hương có nghĩa vụ phải trả lãi chậm trả cho ông Hoàng.
Điều 1 Quyết định 2686/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/12/2010 quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm.
Do đó, có căn cứ xác định bà Hương phải trả tiền lãi theo cam kết và tiền lãi chậm trả cho ông Hoàng với mức lãi suất là 9%/năm.
- Không chấp nhận các yêu cầu của bị đơn cụ thể:
Thứ nhất: Đưa ông M và công ty X tham gia vụ án với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
Việc bà Hương yêu cầu đưa đưa ông M và Tập đoàn X vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không có căn cứ bởi:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự, “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”
Như vậy, theo quy định trên thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải là người mà việc giải quyết vụ án khiến cho họ được hưởng quyền lợi hoặc họ phải thực hiện nghĩa vụ.
Thứ hai: Yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng của bà Hương
– Các văn bản trả lời của Tập đoàn X đều khẳng định đến thời điểm này, Lô đất G12-L01 chưa đủ điều kiện chuyển nhượng. Do đó, bà Hương không thể thực hiện được cam kết là ra được hợp đồng chuyển nhượng lô đất G12-L01 đứng tên ông Nguyễn Ngọc Minh để sang tên cho ông Hoàng.
– Các bên chưa có bất cứ một thỏa thuận nào về việc ông Hoàng sẽ lấy một lô đất khác trong dự án Khu đô thị Dương Nội để thay thế cho Lô đất G12-L01.
– Bà Hương đã cam kết tại Giấy biên nhận ngày 13/4/2012: Đến ngày 31/5/2012 sẽ ra được hợp đồng cho ông Hoàng. Nếu hết thời hạn trên sẽ trả lại tiền cho ông Hoàng. Trên thực tế, đến thời điểm hiện tại bà Hương vẫn chưa thực hiện được bất cứ thủ tục gì để có Hợp đồng góp vốn hoặc Hợp đồng mua bán đất với Tập đoàn X đứng tên ông M để sang tên cho ông Hoàng. Do đó, bà Hương có nghĩa vụ phải thực hiện theo đúng cam kết ngày 13/4/2012 là trả lại tiền cho ông Hoàng, cùng với tiền lãi theo lãi suất ngân hàng.
– Sau bản cam kết ngày 13/4/2012, hai bên không có bất cứ một sự thỏa thuận nào khác về việc nhận đất mà chỉ có cam kết của bà Hương và được ông Hoàng chấp nhận về việc bà Hương sẽ trả lại tiền cho ông Hoàng.
Như vậy, không có căn cứ để bà Hương buộc ông Hoàng phải nhận đất, căn cứ Giấy cam kết ngày 13/3/2013 và Giấy cam kết ngày 03/5/2013 thể hiện: bà Hương đã không thực hiện được việc ra hợp đồng mua bán đất cho ông Hoàng và bà Hương đã có nghĩa vụ trả lại tiền cho ông Hoàng cùng với tiền lãi theo lãi suất ngân hàng.
Thực tế, bà Hương cũng đã trả được 1 phần tiền là 700.000.000 (bẩy trăm triệu đồng chẵn) vào tháng 1 năm 2014.
- Về thẩm quyền tòa án:
Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng có thẩm quyền giải quyết trong vụ án này: Căn cứ vào quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự tại quy định cụ thể tại Điều 35 về thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ: Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Tại điều 8 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP của HĐTP TANDTC hướng dẫn điều 35 Luật Tố tụng Dân sự thì: Việc xác định nơi cư trú, làm việc, nơi có trụ sở quy định tại Điều 35 của BLTTDS được xác định tại thời điểm nộp đơn khởi kiện.
Căn cứ Điều 52 Bộ Luật Dân sự quy định về nơi cư trú:
“1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
- Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống.
Căn cứ Điều 12 Luật Cư trú hiện hành quy định về nơi cư trú:
Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.”Căn cứ vào các loại văn bản, giấy tờ Bị đơn cung cấp cho Nguyên đơn từ khi xác lập giao dịch cho đến ngày nguyên đơn khởi kiện đều thể hiện bị đơn thường trú tại số 18, ngách 102/1 Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, thể hiện trong:
– Giấy chuyển nhượng lô đất được hai bên xác lập ngày 28/01/2011;
– Giấy biên nhận tiền bị đơn viết ngày 28/01/2011;
– Giấy biên nhân bị đơn viết ngày 13/4/2012 cam kết không ra được hợp đồng sẽ trả lại nguyên đơn tiền và lãi suất;
– Giấy cam kết do bị đơn viết ngày 13/3/2013 hứa thu xếp trả tiền;
– Giấy cam kết bị đơn viết ngày 03/5/2013 về việc trả tiền
Căn cứ vào các văn bản giải quyết của các tổ chức liên quan, cụ thể:
– Văn bản trả lời số 471 ngày 04/3/2014 của Công an Hà Nội trả lời nguyên đơn Lê Hoàng về kết quả xác minh, tố giác tội phạm đã xác định Đỗ Thị Hương có hộ khẩu thường trú tại số …, ngách …, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
– Văn bản số 25/VPLSVD ngày 19/6/2014 của Văn phòng luật sư Y đại diện ủy quyền cho chủ đầu tư Tập đoàn X trả lời bà Hương về lô đất G12-L01 cũng thể hiện bà Hương trú tại: số …, ngách…, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
– Văn bản số 206/2015/CV – NCHN ngày 27/8/2015 của Tập đoàn X gửi Tòa án quận Hai Bà Trưng vẫn khẳng định bà Hương có địa chỉ tại số .. ngách … , quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Căn cứ các đơn từ của bị đơn Hương khi làm việc với Tòa án, công an thành phố đều khẳng định hộ khẩu thường trú là: …, ngách…, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Căn cứ văn bản xác nhận ngày 02/12/2015 của Công an phường Thanh Nhàn quận Hai Bà Trưng khẳng định hiện nay bị đơn Đỗ Thị Hương vẫn đang đăng ký thường trú tại địa chỉ: …, ngách …, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Như vậy một lần nữa có thể khẳng định: Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng có thẩm quyền giải quyết trong vụ án này.
- Về sự vi phạm về thời hạn tố tụng của tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng (
a.Với các quyết định hoãn phiên tòa
Với các quyết định hõa phiên tòa số 67/2014/QĐST-DS ngày 24/9/2014 (lần1) Quyết định hoãn phiên tòa số 71/2014/QĐST-DS ngày 29/9/2014 (lần 2), Quyết định hõa phiên toàn số 75/2014/QĐST-DS ngày 29/10/2014 (lần 3) với thời gian gần 10 tháng, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng đã bi phạm nghiêm trọng về thời giạn tố tụng.
Theo Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi bổ sung 2011) thì thời hạn được hoãn phiên toàn không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa
Cũng theo Điều 29, Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thi hành một số quy định trong phần thứ 2 “thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng Dân sự về Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa quy định tại Điều 208 của BLTTDS như sau:
“1. Thời hạn hoãn phiên toà sơ thẩm không quá ba mươi ngày, kể từ ngày Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà.
Nếu phiên toà xét xử một vụ án bị hoãn nhiều lần, thì thời hạn của mỗi lần hoãn phiên toà không được quá giới hạn cho phép là ba mươi ngày, kể từ ngày Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà của lần đó”.
Căn cứ vào các quy định nêu trên của Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn cho thấy Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng đã kéo dài thời gian hoãn phiên toàn lên đến 10 tháng.
- Thông báo số 21A/TB-TA của Tòa án nhân Thông báo số 21A/TB-TA ngày 29/11/2014 của Tòa án về việc lùi ngày mở phiên tòa là trái luật.
Trích nội dung thông báo: “ Ngày 29/11/2014 Tòa án nhận được Đơn khiếu nại của chị Đỗ Thị Hương và anh Phạm Hồng Kỳ. Vì vậy, cần chờ kết quả giải quyết khiếu nại mới mở lại phiên tòa được. Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa sẽ được Tòa án thông báo sau”. Việc tạm hoãn xét xử trong thông báo này không có căn cứ. Không có cơ sở nào trong luật quy định phải giải quyết khiếu nại xong mới tiếp tục giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án và giải quyết khiếu nại diễn ra độc lập, không liên quan đến nhau.
Như vậy, mặc dù thời hạn chuẩn bị xét xử không vi phạm về mặt tố tụng, tuy nhiên, việc hoãn thêm phiên tòa kéo dài thời gian gần 10 tháng cùng với việc thừa nhân Thông báo số 21A/TB-TA ngày 29/11/2014 của Tòa án về việc lùi ngày mở phiên tòa đã vi phạm nghiêm trọng về thời hạn được hõan phiên tòa, về tính độc lập khi giải quyết khiếu nại của đương sự theo đúng quy định của pháp luật
PHẦN 3
KẾT QUẢ THỰC HIỆN VỤ VIỆC
- NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN THEO SỰ PHÂN CÔNG CỦA LUẬT SƯ HƯỚNG DẪN
- Luận cứ bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Nguyên đơn tại phiên tòa.
Tại phiên tòa sơ thẩm TAND Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Luật sư Đào Thị Liên-Giám đốc điều hành công ty Luật Tiền Phong đã đưa ra luận cứ bảo vệ cho nguyên đơn ông Lê Đức Dư như sau:
Kính thưa Hội đồng xét xử!
Tôi, Nguyễn Văn C, Công ty Luật B thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, tham gia vụ án với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Lê Hoàng -nguyên đơn trong vụ kiện dân sự “Đòi tiền” với bị đơn là bà Đỗ Thị Hương.
Căn cứ hồ sơ vụ án cũng như những thông tin, tài liệu mà hai bên cung cấp, trên cơ sở lời trình bày của hai bên tại phiên tòa hôm nay, tôi xin có ý kiên pháp lý giải quyết vụ kiện này cụ thể như sau:
- Về quyền khởi kiện của nguyên đơn
Điều 255 Bộ luật dân sự 2005 quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu như sau: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Căn cứ hồ sơ vụ kiện cho thấy:
Ngày 28/01/2011, bà Hương đã viết Giấy nhượng quyền sử dụng đất lô đất G12-L01 Khu A Dương Nội cho ông Hoàng và nhận của ông Dư 7,7 tỷ đồng (có Giấy biên nhận tiền). Sau đó, bà Hương không thực hiện được nghĩa vụ đã cam kết là hoàn thiện các thủ tục để ông Dư được ký hợp đồng với chủ đầu tư là Tập đoàn X.
+ Ngày 13/4/2012, bà Hương ghi giấy biên nhận, cam kết nếu hết ngày 31/5/2012, bà Hương không ra được hợp đồng đứng tên ông Hoàng, trong vòng 20 ngày từ ngày 31/5/2012 bà Hương sẽ trả lại toàn bộ số tiền 7,7 tỷ đồng kèm theo lãi suất ngân hàng.
Sau đó bà Hương cũng không thực hiện được cam kết này.
+ Ngày 13/3/2013, bà Hương tự nguyện giao cho ông Hoàng một số giấy tờ tài sản của bà Hương, cam kết nếu đến hết tháng 10/2013 mà không “giải quyết xong” về lô đất G12-L01 thì những tài sản trên sẽ thuộc quyền sở hữu của ông Hoàng;
Hết hạn này bà Hương cũng không thực hiện các cam kết của mình.
+ Ngày 03/5/2013, bà Hương tiếp tục viết Giấy cam kết lần thứ 3 xin hẹn đến cuối tháng 9/2013 sẽ trả lại cho ông Dư 7,7 tỷ đồng nhưng sau đó cũng không thực hiện.
Căn cứ điều 255 BLDS 2005, căn cứ các giấy tờ bà Hương xác lập có thể khẳng định: Bà Hương có nghĩa vụ trả ông Hoàng số tiền 7,7 tỷ đồng và lãi suất, vì bà Hương không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ nên ông Hoàng có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết để buộc bà Hương phải thực hiện những nghĩa vụ (trả tiền) này.
- Về thời hiệu khởi kiện:
– Đối với khoản tiền gốc: Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự, tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
– Đối với yêu cầu đòi tiền lãi trên tổng số tiền bà Hương đã chiếm giữ của ông Hoàng: căn cứ thời điểm bà Hương lập Giấy biên nhận là ngày 13/4/2012 có nội dung hẹn đến hết ngày 31/5/2011, nếu bà Hương không ra được hợp đồng đứng tên ông Hoàng, bà Hương sẽ trả tiền gốc kèm theo lãi suất ngân hàng. Nhưng sau đó bà Hương không thực hiện được nên thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền lãi là từ ngày 01/6/2012.
Như vậy, thời hiệu khởi kiện đòi tiền lãi của ông Hoàng được tính từ ngày phát sinh nghĩa vụ là ngày 01/6/2012; thời điểm ông Hoàng khởi kiện bà Hương ra TAND quận Hai Bà Trưng là tháng 3/2014, thời điểm tòa án thụ lý là ngày 08/5/2014, vẫn trong thời hạn 2 năm theo quy định về thời hiệu tại Điều 159 BLTTDS.
Do vậy, có căn cứ khẳng định các yêu cầu đòi tiền (cả gốc và lãi) của ông Hoàng là không vi phạm pháp luật về thời hiệu khởi kiện.
- Về thẩm quyền tòa án:
Căn cứ vào quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự tại Điều 35 về thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ: Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Tại điều 8 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP của HĐTP TANDTC hướng dẫn điều 35 Luật Tố tụng Dân sự thì: Việc xác định nơi cư trú, làm việc, nơi có trụ sở quy định tại Điều 35 của BLTTDS được xác định tại thời điểm nộp đơn khởi kiện.
Căn cứ Điều 52 Bộ Luật Dân sự quy định về nơi cư trú:
“1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
- Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống.
Căn cứ Điều 12 Luật Cư trú hiện hành quy định về nơi cư trú:
Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.”Căn cứ vào các loại văn bản, giấy tờ Bị đơn cung cấp cho Nguyên đơn từ khi xác lập giao dịch cho đến ngày nguyên đơn khởi kiện đều thể hiện bị đơn thường trú tại .., ngách…, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, thể hiện trong:
– Giấy chuyển nhượng lô đất được hai bên xác lập ngày 28/01/2011;
– Giấy biên nhận tiền bị đơn viết ngày 28/01/2011;
– Giấy biên nhân bị đơn viết ngày 13/4/2012 cam kết không ra được hợp đồng sẽ trả lại nguyên đơn tiền và lãi suất;
– Giấy cam kết do bị đơn viết ngày 13/3/2013 hứa thu xếp trả tiền;
– Giấy cam kết bị đơn viết ngày 03/5/2013 về việc trả tiền
Căn cứ vào các văn bản giải quyết của các tổ chức liên quan, cụ thể:
– Văn bản trả lời số 471 ngày 04/3/2014 của Công an Hà Nội trả lời nguyên đơn Lê Đức Dư về kết quả xác minh, tố giác tội phạm đã xác định Đỗ Thị Hương có hộ khẩu thường trú tại .., ngách …, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
– Văn bản số 25/VPLSVD ngày 19/6/2014 của Văn phòng luật sư Vì Dân đại diện ủy quyền cho chủ đầu tư Tập đoàn Nam Cường trả lời bà Hương về lô đất G12-L01 cũng thể hiện bà Hương trú tại: số 18, ngách 102/1 Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
– Văn bản số 206/2015/CV – NCHN ngày 27/8/2015 của Tập đoàn X gửi Tòa án quận Hai Bà Trưng vẫn khẳng định bà Hương có địa chỉ tại .., ngách …, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Căn cứ các đơn từ của bị đơn Hương khi làm việc với Tòa án, công an thành phố đều khẳng định hộ khẩu thường trú là: .., ngách …, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Căn cứ văn bản xác nhận ngày 02/12/2015 của Công an phường Thanh Nhàn quận Hai Bà Trưng khẳng định hiện nay bị đơn Đỗ Thị Hương vẫn đang đăng ký thường trú tại địa chỉ: …, ngách…, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Về quyền rút một phần yêu cầu của Nguyên đơn
Tại đơn khởi kiện đề ngày 1/3/2014, ông Hoàng đã yêu cầu tòa án 4 nội dung:
- Tuyên giao dịch vô hiệu
- Yêu cầu bà Hương trả lại tiền 7 tỷ và lãi suất theo quy định của ngân hàng nhà nước
- Bồi thường thiệt hại
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Tại phiên tòa ngày hôm nay, Nguyên đơn xin rút một phần yêu cầu, cụ thể:
- Rút yêu cầu tòa án Tuyên giao dịch vô hiệu
- Rút yêu cầu Bồi thường thiệt hại.
Yêu cầu còn lại là:
– yêu cầu tòa án tuyên bà Hương phải trả lại tài sản là tiền (7 tỷ đồng) đã chiếm giữ từ ngày 28/1/2011 và lãi suất theo cam kết của bà Hương.
– Điều 59 LTTDS quy định nguyên đơn có quyền rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Tại phiên tòa hôm nay, Chủ tọa phiên tòa cũng đã giải thích quyền này một cách công khai
– Điều 218 BLTTDS quy định “trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút”.
Như vậy, ông Dư được pháp luật bảo hộ quyền chủ động trong việc rút bớt yêu cầu khởi kiện cho phù hợp. Luật Tố tụng Dân sự đã quy định, tôi đề nghị HĐXX chấp nhận đình chỉ những nội dung yêu cầu bị Nguyên đơn rút theo đúng quy định.
- Về nghĩa vụ trả tiền nợ gốc của bị đơn
Giấy biên nhận tiền của bà Hương ngày 28/01/2011 thể hiện bà Hương đã nhận của ông Dư 7,7 tỷ đồng. Các cam kết của bà Hương, các tài liệu khác trong hồ sơ vụ án cũng khẳng định số tiền bà Hương đã nhận của ông Dư là 7,7 tỷ đồng và bà Hương cam kết sẽ trả lại cho ông Hoàng, nhưng bà Hương đã không thực hiện cam kết của mình.
Ngày 21 và ngày 28/01/2014 bà Hương đã hai lần trả tiền cho ông Dư, lần đầu 530 tr và lần 2 là 170tr, tổng số tiền bà Hương đã trả là 700 triệu đồng. Như vậy, tổng số tiền bà Hương còn đang chiếm giữ của ông Hoàng là 7 tỷ đồng. Căn cứ Điều 256 BLDS 2005 về quyền đòi lại tài sản: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó…”
Như vậy, ông Dư có quyền yêu cầu và bà Hương có nghĩa vụ phải trả lại cho ông Hoàng số tiền gốc 7 tỷ đồng.
- Về nghĩa vụ trả tiền lãi của Bị đơn
Sau khi nhận đủ số tiền 7,7 tỷ đồng của ông Hoàng, bà Hương đã không thực hiện được các nghĩa vụ mình cam kết là hoàn thiện thủ tục để ra được hợp đồng chuyển nhượng lô đất G12-L01 giữa ôngHoàng và tập đoàn X.
Ngày 13/4/2012, bà Hương đã lập giấy cam kết khẳng định: nếu hết ngày 31/5/2012 mà không ra được hợp đồng (chuyển nhượng lô đất) đứng tên ông Hoàng thì sẽ trả lại cho ông Dư toàn bộ số tiền 7,7 tỷ đồng, kèm theo lãi suất ngân hàng; thời hạn giao tiền là trong vòng 20 ngày, tức là từ ngày 01/6/2012 đến ngày 20/6/2012.
Như vậy, nghĩa vụ trả tiền của bà Hương đã phát sinh từ ngày 01/6/2012.
Theo quy định tại Điều 290 Bộ luật dân sự 2005 về Nghĩa vụ trả tiền thì “Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Giữa ông Hoàng và bà Hương không có thỏa thuận nào về việc bà Hương không phải trả lãi; bản thân bà Hương cũng đã cam kết sẽ trả cả tiền nợ gốc là 7,7 tỷ đồng và tiền lãi cho ông Dư. Như vậy, nghĩa vụ trả tiền lãi cho ông Hoàng theo cam kết của bà Hương phát sinh cùng thời điểm với nghĩa vụ trả tiền là ngày 01/6/2012.
Do tại Giấy biên nhận ngày 13/4/2012 bà Hương không cam kết mức lãi suất cụ thể mà bà Hương phải trả cho ông Dư mà chỉ nêu chung chung là “kèm theo lãi suất ngân hàng” nên cần xác định lãi suất bà Hương phải trả dựa trên mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Hết thời hạn cam kết trả tiền (ngày 20/6/2012), bà Hương vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho ông Hoàng. Vì vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 305 BLDS về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì:
“…bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Ông Hoàng và bà Hương cũng không có thỏa thuận nào về việc bà Hương không phải trả phần lãi chậm thanh toán này. Như vậy bà Hương có nghĩa vụ phải trả lãi chậm trả cho ông Hoàng.
Điều 1 Quyết định 2686/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/12/2010 quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm.
Do đó, có căn cứ xác định bà Hương phải trả tiền lãi theo cam kết và tiền lãi chậm trả cho ông Hoàng với mức lãi suất là 9%/năm.
Theo hồ sơ vụ án cho thấy:
– Nghĩa vụ trả lãi theo cam kết của bà Hương phát sinh từ ngày 01/6/2012 (theo Giấy biên nhận ngày 13/4/2012), thời hạn trả là ngày 20/6/2012. Tuy nhiên, sau đó bà Hương đã có Giấy cam kết ngày 13/3/2013 và Giấy cam kết ngày 03/5/2013, cam kết thời hạn trả tiền cho ông Hoàng là cuối tháng 9/2013, ông Hoàng cũng không phản đối. Như vậy, có căn cứ để xác định rằng các bên đã thống nhất lại với nhau về thời hạn trả tiền là cuối tháng 9/2013; bà Hương phải trả lãi theo cam kết cho ông Hoàng từ ngày 01/6/2012 đến ngày 30/9/2013.
Hết thời hạn đã cam kết bà Hương vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả tiền, do đó bà Hương phải trả lãi chậm trả cho ông Hoàng từ ngày 01/10/2013.
Ngày 27/01/2014 bà Hương trả cho ông Hoàng được 700 triệu đồng tiền nợ gốc.
Như vậy, số tiền lãi theo cam kết và lãi chậm thanh toán tính trên số tiền 7,7 tỷ đồng được tính từ ngày 21/06/2012 đến ngày 21/01/2014 là 19 tháng số tiền gốc là 7,7 tỷ đồng;
Số lãi chậm thanh toán sẽ là:
(19 tháng x 7,7 tỷ x 0,75%/tháng) = 1.097.250.000 đồng
- Từ ngày 22/01/2014 đến ngày 27/01/2014 là 5 ngày, tiền gốc là 7.230.000.000 tỷ đồng;
- 230.000.000 đồng x 0,025%/ngày x 5 ngày = 9.037. 500 đồng
- Từ ngày 29/01/2014 đến ngày 10/9/2015 là 19 tháng 11 ngày, tiền gốc là 7.000.000.000 tỷ đồng.
- (7.000.000.000 đồng x 0.75%/tháng x 19 tháng) + (7.000.000.000 đồng + 0,025%/ngày x 11 ngày) = 1.016.750.000 đồng
- Tổng lãi phải trả sẽ là: 2.123.037.500 đồng
- Về việc bị đơn bà Đỗ Thị Hương yêu cầu đưa ông Nguyễn Ngọc M và Tập đoàn X vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Không thể đưa ông M và Tập đoàn X vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bởi những lẽ sau:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự, “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”
Như vậy, theo quy định trên thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải là người mà việc giải quyết vụ án khiến cho họ được hưởng quyền lợi hoặc họ phải thực hiện nghĩa vụ.
Quay trở lại vụ án, việc bà Hương trả lại tiền cho ông Hoàng không làm phát sinh bất cứ quyền hay nghĩa vụ nào của ông Minh cũng như Tập đoàn Nam Cường. Vì vậy, yêu cầu của bị đơn đưa ông Nguyễn Ngọc M và Tập đoàn X vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không có căn cứ.
Thêm vào đó, tranh chấp giữa ông Hoàng và bà Hương là tranh chấp “kiện đòi tài sản”, hoàn toàn không liên quan tới ông M (người có quyền ưu tiên mua lô đất) hay Tập đoàn X (Chủ đầu tư), cụ thể:
+ Ông M không có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án vì bà Hương là người nhận tiền của ông Hoàng, cũng là người đã thừa nhận nghĩa vụ trả tiền cho ông Hoàng; khi ông Hoàng giao tiền cho bà Hương ông M không hề có mặt ở đó, cũng không nhận tiền từ ông Hoàng. Hơn nữa, theo nội dung Giấy biên nhận tiền của ông M thì ông M đã nhận tiền của bà Hương từ ngày 13/01/2011; trong khi đến ngày 28/01/2011 ông Hoàng mới giao tiền cho bà Hương; vậy phía bị đơn căn cứ vào đâu để khẳng định rằng bà Hương đã đưa số tiền 7 tỷ đồng của ông Hoàng cho ông M?!
+ Tập đoàn X cũng không liên quan đến vụ án vì như đã phân tích ở trên, đây đơn thuần là tranh chấp “đòi tiền” giữa ông Hoàng và bà Hương. Tập đoàn X không nhận tiền của ông Hoàng hay bà Hương, việc bà Hương trả lại tiền cho ông Hoàng theo như nội dung bà Hương đã cam kết không liên quan gì đến quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn X.
Kiến nghị:
Từ lập luận trên, căn cứ các quy định của pháp luật có liên quan, căn cứ hồ sơ vụ án, kính đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu của Nguyên đơn Lê Hoàng, buộc bà Đỗ Thị Hương phải trả lại ông Hoàng số tiền gốc 7 tỷ đồng và số tiền lãi tính đến thời điểm xét xử là 2. 123. 037. 500 đồng. Tổng số tiền cả gốc và lãi bà Hương phải trả cho ông Hoàng tính đến thời điểm xét xử là: 9.123.037.500 đồng. (Chín tỷ một trăm hai ba triệu không trăm ba bẩy nghìn năm trăm đồng) Ngoài ra, kính đề nghị Tòa án tuyên buộc bà Đỗ Thị Hương còn phải trả lãi cho ông Hoàng trong thời gian thi hành án theo lãi suất quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tôi tin tưởng vào sự công bằng, khách quan, tuân thủ pháp luật của HĐXX để ra một bản án đúng pháp luật, phù hợp với sự thật khách quan của vụ án.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã chú ý lắng nghe.
- KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN ĐÒI TIỀN
Ngày 10.09.2015 tại trụ sở Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 21/2014/TLST-DS ngày 08.5.2014 về việc đòi tiền theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 100/2014/QĐXXST ngày 06.9.2014 và quyết định hoãn phiên tòa số 67/2014/QĐ-ST-DS ngày 24.9.2014, QĐ hoãn phiên toà số 71/2014/QĐST-DS ngày 29.9.2014, quyết định hoãn phiên toà ngày 24.9.2014, thông báo mở lại phiên toàn số 08/23.10.2014, Quyết định hoãn phiên tòa số 75/29.10.2014; Thông báo mở lại phiên tòa số 08/21.8.2015; Thông báo mở lại phiên tòa 09/25.8.2015.
Bản án sơ thẩm số: 08/2015/DS-ST ngày 10 tháng 9 năm 2015 về việc “Đòi tiền” cuả Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng đã tuyên như sau:
Trích bản án:
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ Điều 25, Điều 35, Điều 127, Điều 128, Điều 131, Điều 134, Điều 179, Điều 195, Điều 236, Điều 238, Điều 239, Điều 243, Điều 245 Bộ luật tố tụng Dân sự.
Căn cứ Điều 4, Điều 280, Điều 281, Điều 282, Điều 283, Điều 285, Điều 286, Điều 302, Điều 305, Điều 424, Điều 59, Điều 416 Bộ luật Dân sự.
Căn cứ quyết định 2868-QĐNHNN quy định về mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước Việt Nam có hiệu lực thi hành ngày 01/10/2010.
Xử:
1-Chấp nhận đơn khởi kiện ngày 11/3/2014 và yêu cầu thay đổi khởi kiện tại phiên tòa ngày 10/9/2015 của ông Lê Đức Dư về việc đòi tiền giữa ông và bà Đỗ Thị Hương.
2-Buộc bà Đỗ Thị Hương và ông Phạm Hồng Kỳ phải trả cho ông Lê Hoàng và vợ là bà Nguyễn Kim Thúy số tiền gốc là 7.000.000.000 (bẩy tỷ) đồng và tiền lãi là 2.123.037.500 đồng. Tổng số tiền mà bà Đỗ Thị Hương và ông Phạm Hồng Kỳ phải trả cho ông Lê Hoàng và bà Nguyễn Thị Kim Thúy là 9.123.037.500 đồng.
3-Ông Lê Hoàng có trách nhiệm trả lại cho bà Hương, ông Kỳ toàn bộ giấy tờ nhà đất đã nhận khi bà Hương, ông kỳ thực hiện xong nghĩa vụ trả tiền cho ông Hoàng, và Thúy gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện Thạch Thất cấp ngày 28/5/2010 đứng tên Đỗ Thị Hương, số AH 809672, tại thôn Yên Mỹ-Xã Bình Yên- huyện Thạch Thất- Hà Nội; Hợp đồng góp vốn mua căn hộ E28 B56 khu đô thị mới Mỗ Lao- Hà Đông- Hà Nội giữa bà Đỗ Thị Hương và công ty TNHH Capitaland Hoàng Thành; Phiếu thu tiền mua lô đất Q1- C20 thuộc dự án thung lũng Thanh Xuân- Khu Đại Nải- Vĩnh Phúc đứng tên bà Hương và ông Kỳ.
4-Không chấp nhận áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngày 11/3/2014 của ông Lê Hoàng.
5-Bác các yêu cầu khác của đương sự.
Kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật cho đến khi thi hành án xong, người phải thi hành án chịu lãi suất đối với số tiền chậm trả lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
Trong trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6,7 và 9 Luật Thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
Về án phí: Bà Đỗ Thị Hương phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 117.123.037 đồng.
Ông Lê Hoàng phải chịu án phí đối với yêu cầu không được chấp nhận là 40.603.874 đồng, được trừ vào số tiền 57.500.000 đồng tạm ứng án phí theo biên lai số 3683 ngày 03/4/2014 của Chi cục thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng, ông Hoàng được nhận lại số tiền là 16.896.125 đồng.
Án xử sơ thẩm công khai, có mặt ông Hoàng, bà Thúy và người đại diện hợp pháp của bà Hương, ông Kỳ, các đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa tuyên án.
PHẦN 4
BÀI HỌC KINH NGHIỆM, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO BẢN THÂN
Qua vụ án tôi thu nhận được rất nhiều kinh nghiệm trong việc làm việc với cơ quan có thẩm quyền liên quan tới vụ án Dân sư. Có cách nhìn tổng thể, đánh giá các văn bản, tài liệu, chứng cứ một cách khách quan hơn, có lòng tin hơn vào quan điểm cá nhân sau khi đã nghiên cứu kỹ quy định pháp luật và tiếp xúc gặp gỡ nguyên đơn trong quá trình làm làm việc.
Biết lắng nghe mong mỏi của khách hàng, giải thích một cách thấu đáo hợp tình, hợp lý cho khách hàng để họ yên tâm hơn và có niềm tin vào cách xử lý công việc của luật sư; Giúp luật sư chuẩn bị tốt các tài liệu cơ bản cần có trong vụ án, sắp xếp hợp lý khi tham gia các buổi làm việc với các cơ quan có thẩm quyền và đặc biệt tại Tòa án.
Việc được tham dự phiên tòa trực tiếp góp phần để tôi học hỏi kinh nghiệm tranh tụng tại tòa; những biện pháp cần áp dụng trong trường hợp tòa án vi phạm tố tụng; học hỏi những kỹ năng cần thiết trong các thủ tục hỏi, tranh luận trong phiên tòa; giúp tôi nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của luật sư.
- KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Đề nghị cho người tập sự hành nghề luật sư được tham gia nhiều hơn trong hoạt động nghề nghiệp.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Luật luật sư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 (được sửa đổi bổ sung năm 2012) thì người tập sự hành nghề luật sư chỉ được thực hiện theo quy định là “ Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật.”, như vậy người tập sự hành nghề luật sư chỉ được tập sự và học tập trên các tài liệu do luật sư hướng dẫn cung cấp, ngoài ra không được tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp khác rất cần thiết cho quá trình thực tập hành nghề luật sư như: gặp bị can, bị cáo, tiếp xúc với đương sự, tham gia tố tụng tại tòa, thực hiện tư vấn pháp luật và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng…
So sánh với Pháp lệnh luật sư năm 2001 và Nghị định số 94/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh luật sư. Tại khoản 2 Điều 5 Chương II của Nghị định số 94/2001/NĐ-CP quy định: “Luật sư tập sự được tham gia tố tụng trong các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực theo sự phân công của luật sư hướng dẫn và khi được khách hàng đồng ý. Khi tham gia tố tụng, luật sư tập sự có các quyền và nghĩa vụ của luật sư theo quy định của pháp luật tố tụng và Pháp lệnh luật sự. Đối với những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, luật sư tập sự được cùng với luật sư hướng dẫn nghiên cứu hồ sơ, gặp bị can, bị cáo và đương sự khác khi được họ đồng ý.
Luật sư tập sự được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý, nhưng không được ký văn bản tư vấn pháp luật và chịu trách nhiệm về chất lượng công việc mà minh thực hiện trước luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nơi mình tập sự”. Theo quy định của Pháp lệnh luật sư và Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh luật sư, thì luật sư tập sự được tham gia hầu hết các hoạt động nghề nghiệp gần như luật sư chính thức, điều này giúp cho người tập sự được thâm nhập vào thực tế, có nhiều cơ hội để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn của nghề nghiệp, tạo điều kiện cho người tập sự nắm vững chuyên môn hơn, nâng cao trình độ nghiệp vụ và trích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp của mình.
Như vậy, so sánh với Pháp lệnh luật sư 2001 đã hết hiệu lực kể từ ngày Luật luật sư có hiệu lực thi thành thì Luật luật sư đã hạn chế rất nhiều quyền tham gia các hoạt động nghề nghiệp của người tập sự hành nghề luật sư, điều này gây nhiều khó khăn cho người tập sự nghề luật sư trong việc gắn kết giữa lý thuyết được đào tạo và thực tiễn công việc, trong việc hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tay nghề.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Hội đồng Giám khảo.
PHẦN 5
DANH MỤC TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM
- Đơn khởi kiện
- Các giấy tờ giao dịch giữa nguyên đơn và bị đơn
- Văn bản trả lời của Nam Cường
- Văn bản trả lời của Công an Hà Nội
- Bản án sơ thẩm số 08/2015/DS-ST ngày 10 tháng 9 năm 2015 về việc “Đòi tiền” của Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội