Xác định thời điểm phạt lãi chậm trả do vi phạm hợp đồng
Khách hàng: Xin luật sư tư vấn cho tôi một vụ việc như sau:
Nhà tôi( Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quang Minh) có ký kết một hợp đồng mua bán thép với Công ty cổ phần Á Đông. Hợp đồng của bên tôi ký kết có giá trị 5 tỷ và sẽ thanh toán toàn bộ ngày từ thời điểm giao hàng là ngày 8/5/2018. Đến ngày 8/5/2018, Công ty cổ phần Á Đông thanh toán cho tôi được 2 tỷ. Bên phía tôi và Công ty cổ phần Á Đông xác nhận đến ngày ngày 08/5/2018, Công ty Á Đông còn nợ tôi 3 tỷ. Sau nhiều lần yêu cầu phía công ty Á Đông trả tiền thì đến ngày 10/2/2020, công ty cổ phần Á Đông đã thanh toán cho tôi khoản nợ gốc còn lại, nhưng không thanh toán phần lãi suất chậm trả. Xin Luật sư tư vấn cho tôi về việc xác định thời điểm bắt đầu tính lãi chậm trả mà công ty Á Đông phải thanh toán theo hợp đồng cho phía công ty tôi.
Tư vấn: Cám ơn quý khách hàng đã có câu hỏi gửi đến Luật Phamlaw chúng tôi, trong vụ việc của quý khách hàng gửi đến, tôi xin tư vấn cho quý khách hàng như sau:
Trong vụ việc trên, tôi cho rằng với tư cách là bên mua hàng, Công ty Á Đông phải chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền hàng cho bên bán(Công ty Quang minh) theo hợp đồng đã ký. Dựa vào các thông tin mà quý khách hàng đưa ra, có thể thấy vụ việc này như sau: Công ty Quang Minh và công ty Á Đông ký kết hợp đồng và thời điểm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng được hai bên xác định là ngày 8/5/2018. Tại thời điểm này thì công ty Á Đông có trách nhiệm thanh toán 5 tỷ cho công ty Quang Minh. Nhưng trên thực tế, công ty Á Đông mới trả được 3 tỷ và còn nợ 2 tỷ. Và đến ngày 10/2/2020 thì công ty Á Đông đã thanh toán hết gốc nhưng chưa thanh toán lãi chậm trả cho công ty Quang Minh.

Theo yêu cầu của bên công ty Quang Minh, thì công ty Á Đông phải thanh toán cho công ty Quang Minh số tiền lãi chậm trả. Việc yêu cầu này là hoàn toàn có căn cứ:
Theo Điều 278. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“1. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn.
3.Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.”
Xét về nguyên tắc, bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trừ trường hợp bộ luật dân sự có quy định khác hoặc luật khác có liên quan. Điều này được giải thích, khi pháp luật quy định bên có nghĩa vụ phải thực hiện trước hoặc sau thời hạn nhất định thì lúc đó các bên trong quan hệ nghĩa vụ phải thực hiện trước hoặc sau nguyên tắc này.
Trong vụ việc trên,Thời điểm được xác nhận thực hiện thanh toán, thực hiện nghĩa vụ là ngày 8/5/2018. Pháp luật hiện hành có một số quy định về thời điểm thanh toán. Chẳng hạn theo Khoản 3 Điều 434 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “ 3. Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản” Theo nguyên tắc, các bên thanh toán tiền theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Tuy nhiên các bên cũng có thể bổ sung về thời hạn thanh toán.
Trong vụ việc của quý khách hàng, hai bên đã có thỏa thuận với nhau về thời điểm thực hiện hợp đồng, nhưng đến thời điểm mà bên công ty Á Đông có tách nhiệm phảu thực hiện thì công ty Á Đông chưa thực hiện xong. Sau một khoảng thời gian, bên phía công ty Quang Minh yêu cầu thanh toán thì công ty Á Đông mới thanh toán nợ gốc. Thời điểm tính lãi chậm trả trong trường hợp trên sẽ được xác định từ ngày 8/5/2018 đến ngày 10/2/2020. Bên phía công ty Á Đông có trách nhiệm thanh toán lãi chậm trả tính trên nợ gốc (2 tỷ đồng còn lại) cho công ty Quang Minh trong khoảng thời gian trên.
Thực ra, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định cụ thể ấn định thời điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự (trong đó có nghĩa vụ thanh toán), thực tiễn xét xử tại Tòa án thì Tòa án cũng đã thể hiện sự lúng túng khi giải quyết về trường hợp trên. Cũng đã có trường hợp Tòa án theo hướng nghĩa vụ phải được thực hiện ở thời điểm được yêu cầu nhưng cũng có tòa án theo hướng ở thời điểm khởi kiện. Trong vụ việc trên theo quan điểm Phamlaw, thời điểm thực hiện là thời điểm lập biên bản công nợ của hai bên.
Lưu ý: nhìn vào sự việc trên, doanh nghiệp nên thận trọng trong việc xác định thời điểm thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Doanh nghiêp và đối tác nên thỏa thuận một cách minh thị về thời điểm này và trong trường hợp không có thỏa thuận như vậy,doanh nghiệp cần lưu lại những minh chứng là đã yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ. Khi lưu lại được những minh chứng vừa nêu trên, chúng ta có thể xác định được thời điểm nghĩa vụ phải thực hiện theo quy định trên là sau một thời gian hợp lý kể từ thời điêm có yêu cầu thực hiện.
Trên đây là tư vấn của công ty TNHH tư vấn PhamLaw về thời điểm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo pháp luật. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn doanh nghiệp và hợp đồng 1900 6284 của PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ quan: soạn thảo hợp đồng, rà soát hợp đồng, tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng,… Quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866; 091 611 0508 chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.