Quy định về các trường hợp chuyển nhượng cổ phần

Quy định về các trường hợp chuyển nhượng cổ phần

Trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần, do một số lý do chủ quan hoặc khách quan mà có thể diễn ra việc chuyển nhượng cổ phần giữa các thành viên trong công ty hoặc cho người ngoài công ty. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro cho công ty cổ phần, pháp luật doanh nghiệp quy định về các trường hợp chuyển nhượng cổ phần. Kính mời quý khách hàng cùng tìm hiểu nội dung trên qua bài viết dưới đây.

1. Cổ phần trong công ty cổ phần là gì?

Cổ phần là yếu tố quyết định bản chất của công ty cổ phần và tạo nên sự linh hoạt trong cấu trúc của loại hình công ty này. Theo quy định tại Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần là doanh nghiệp, mà trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần là các cổ đông.

Cổ phần được chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại xác lập các loại quyền khác nhau cho chủ sở hữu. Dưới đây là các loại cổ phần theo quy định hiện hành:

– Cổ phần phổ thông: Công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phiếu phổ thông. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông chính là cổ đông phổ thông.

– Cổ phần ưu đãi cổ tức: Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức ở mức cao hơn so với cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm.

– Cổ phần ưu đãi hoàn lại: Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

 – Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác.

– Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.

Quyền hạn của các cổ đông sở hữu từng loại cổ phần được quy định cụ thể, rõ ràng tại Luật doanh nghiệp 2020.Các cổ đông sở hữu mỗi cổ phần cùng loại có quyền và lợi ích ngang nhau.

Tại Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về công ty cổ phần, nêu rõ trong công ty cổ phần, cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127.Luật doanh nghiệp 2020.

2. Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần là gì?

Với số vốn đã bỏ ra để mua cổ phẩn mà công ty chào bán, cổ đông không nhất thiết phải gắn bó lâu dài với công ty nếu họ không muốn Tính tự do chuyển nhượng cổ phần đem lại cho CTCP lợi thế hơn hẳn so với các loại hinh công ty khác. Đối với CTCP quyền chuyển nhượng cần phải hiểu ở đây bao gồm cả các quyền bán, tặng cho, thừa kế. Có nghĩa là chuyển nhượng vốn trong CTCP không thể chỉ hiểu theo nghĩa hẹp là việc mua bán, trao đổi. Cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần mà mình nắm giữ trong trường hợp chuyển nhượng thông thường và trường hợp đặc biệt khi cổ đông là cá nhân chết hoặc cổ đông tặng cho cổ phần hay sử dụng cổ phần để trả nợ.

3. Quy định về các trường hợp chuyển nhượng cổ phần

Một trong những ưu điểm nổi bật của CTCP là mặc dù có đông “Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần (khoản 2 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020) nhưng “được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần” (khoản 1 Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020)

Do xuất phát từ quan niệm coi CTCP là mô hình tổ chức theo hình thức đối vốn, có tính chất đại chúng phản ánh cấu trúc vốn linh hoạt và khả năng chuyển đổi dễ dàng mà không làm mất đi tính ổn định trong cấu trúc vốn) khác hẳn với mô hình tổ chức theo hình thức đối nhân nên việc chuyển nhượng vốn trong CTCP dễ dàng hơn so với công ty TNHH và công ty hợp danh. Cũng chính vì điều đó, việc chuyển nhượng vốn trong CTCP không phải là một vấn đề gì quá phức tạp và khó khăn. Nghĩa là các cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác một cách công khai trên thị trường chứng khoán theo những điều kiện mà pháp luật cũng như điều kiện của công ty quy định.

Cổ phần về bản chất là quyền tài sản được thể hiện bằng cổ phiếu, cổ phần là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ công ty. Cổ phần không bị hạn chế về thời gian, nó luôn tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty. Xét về nguyên tắc chung thì các cổ đông trong công ty cổ phần có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình. Nếu so sánh với công ty TNHH hai thành viên trở lên thì CTCP có nguyên tắc chuyển nhượng vốn linh hoạt và tự do hơn (công ty TNHH hạn chế chuyển nhượng phần vốn góp cho người ngoài công ty). Có sự khác biệt này là do CTCP là công ty đối vốn, công ty chủ yếu quan tâm đến vốn góp, còn việc ai góp vốn thì không quan trọng. Vì vậy, CTCP có cấu trúc vốn mở, tính tự do chuyển nhượng vốn góp, chuyên nhượng cổ phần cũng là đặc điểm chỉ có ở CTCP và có ý nghĩa quan trọng như sau:

– Về phương diện kinh tế, tỉnh dễ dàng chuyển nhượng cổ phần tạo ra sự năng động về vốn song vẫn giữ được sự ổn định trong công ty cổ phần,

– Về phương diện pháp lý thì khi một người đã góp vốn vào công ty, họ không có quyền rút vốn, trừ trường hợp công ty giải thể. Vì vậy, một thành viên công ty không muốn ở công ty thì chỉ có cách chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Đối với CTCP, việc chuyển nhượng cổ phần rất dễ dàng và thuận tiện, điều đó tạo cho công ty cổ phần một cấu trúc vốn mở với việc cổ đông trong công ty cổ phần thường xuyên thay đổi.

Quy định về chuyển nhượng cổ phần phổ thông

Các cổ phần phổ thông có thể được coi là nền tảng cơ bản về vốn của CTCP, tổng giá trị loại cổ phần này chiếm tỷ lệ chủ yếu trong công ty. Những người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ động phổ thông – họ là hiện thân về lợi ích của CTCP trên thương trường. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, một cổ phần phổ thông sẽ có một phiếu biểu quyết, như vậy mọi cổ đông phổ thông đều có quyền tham gia biểu quyết, quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động của công ty.

Một đặc trưng nữa của cổ phần phổ thông là quyền tự do chuyển nhượng của người sở hữu nó. Khi không còn nhu cầu đầu tư vào công ty, cổ động phổ thông có thể chuyển quyền sở hữu của mình đối với công ty cho người khác thông qua việc chuyển quyền sở hữu các cổ phần. Các điều kiện về chào bán, chuyển nhượng loại cổ phần này có thể do Điều lệ công ty quy định hoặc không quy định.

Trường hợp chuyển nhượng thông thường CTCP có thể trực tiếp bản cổ phần của mình cho người mua. Người muốn mua cổ phần của công ty có thể mua trực tiếp khi công ty chào bán cổ phần hoặc nhận chuyển nhượng từ cổ đông khác. Như vậy, chuyển nhượng cổ phần thực chất là hoạt động mua bán cổ phần giữa cổ đông của công ty với người khác.

Đây là một loại giao dịch dựa trên sự thỏa thuận giữa cổ đông là người muốn bán một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình và người muốn mua cổ phần để trở thành cổ đông của công ty

Quy định về chuyển nhượng cổ phần ưu đãi

Bên cạnh các cổ phần phổ thông, các CTCP có thể quyết định việc phát hành thêm một số loại cổ phần ưu đãi. Bao gồm cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và một số cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty nếu có quy định. Giống với các cổ động phổ thông, các cô đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và có phần ưu đãi hoàn lại đều là những người đầu tư vào công ty bằng cách mua cổ phần trong công ty và hoàn toàn có quyền tự do chuyển nhượng các loại cổ phần này. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản giữa các loại cổ phần này là: Các cổ động phổ thông hoàn toàn có quyền biểu quyết thì ngược lại các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và ưu đãi hoàn lại không có quyền quan trọng đó. Đối với các loại cổ phần ưu đãi (trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết), việc chuyển nhượng chúng như thế nào hoàn toàn mang tính chất tùy nghi và do Điều lệ công ty quy định. Đương nhiên, nếu Điều lệ không cụ thể hóa vấn đề này các cổ đông sở hữu chúng sẽ tự do chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán

Theo đó cổ đông trong công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình trừ trường hợp sau:

– Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cô đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Quy định về chuyển nhượng cổ phần trong một số trường hợp khác

Một là: Chuyển nhượng cổ phần trong trường hợp cổ đông là cá nhân chết khoản 3 Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

“3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty.”

Trường hợp cố đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty. Như vậy, việc chuyển nhượng cổ phần trong trường hợp này sẽ căn cứ vào di chúc của cổ đông đó. Với quyền tự cho chuyên nhượng của mình, cổ đông có thể di chúc lại việc chuyển nhượng một phần hay toàn bộ số cổ phần mà mình nắm giữ, cho một người hay nhiều người tùy thuộc vào ý chí của mình. Hoặc nếu không có di chúc thì cổ phần của cổ đông sẽ được điều chỉnh theo pháp luật về thừa kế. Việc quy định trường hợp này nhằm đảm bảo lợi ích của cổ đông, vì cổ phần là một loại tài sản hợp pháp nên sau khi cổ đông chết thì số tài sản này được chia thừa kế như những loại tài sản khác.

 Tuy nhiên, còn có những trường hợp khác quy định tại khoản 4 Điều 127Luật Doanh nghiệp năm 2020:

4. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần của cổ đông đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự”.

Đây là những trường hợp đặc biệt mà Luật Doanh nghiệp không quy định cụ thể. Theo pháp luật dân sự thì những trường hợp này giải quyết như sau: “Trưởng hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có những không được quyền hưởng di sản từ chối nhận di sản thi tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước (Điều 662 Bộ luật Dân sự năm 2015). Đây là trường hợp hiếm xảy ra, nhưng khi xảy ra trên thực tế thì phần cổ phần của cổ đông đó thường được để lại cho công ty.

Hai là trường hợp cổ đông tặng cho cổ phần hoặc sử dụng có phần để trả nợ

Khoản 5, Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định “Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty” ghi nhận quyền tặng cho cổ phần của cổ đông công ty cổ phần cho người khác.

Việc tặng cho một phần hay toàn bộ cổ phần tùy thuộc vào ý chí của cổ đông sở hữu cổ phần đó mà không cần thiết phải có sự thỏa thuận giữa bên tặng, cho và bên nhận. Còn việc dùng cổ phần để trả nợ thì buộc phải có sự thỏa thuận giữa hai bên Sử dụng cổ phần để trả nợ thực chất là việc chuyển quyền sở hữu số cổ phần mình nắm giữ cho chủ nợ, việc trả nợ đưa trên việc quy đổi giá trị của cổ phần theo giá thị trường hoặc theo thỏa thuận của hai bên.

Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw đối với nội dung Quy định về các trường hợp chuyển nhượng cổ phần? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Xem thêm:

Rate this post