chuyển nhượng cổ phần trong Hội đồng quản trị

Tôi xin hỏi Luật sư như sau:
1) Ở công ty cổ phần Điều lệ của công ty quy định thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát sau 1 năm kể từ ngày thôi giữ các chức vụ trên thì mới được chuyển nhượng cổ phiếu thì có đúng luật không?
2) Điều lệ quy định cổ đông nắm giữ 0,2 % vốn điều lệ thì được dự Đại hội cổ đông, các cổ đông khác thì ủy quyền lại cho 0,2 % vốn điều lệ thì được cử đai diện đi dự đại hội. Tôi xin hổi quy định như vậy có đúng không?
Xin cảm ơn các luật sư.

Chào bạn,
Vấn đề bạn hỏi, Phamlaw xin được tư vấn cho bạn như sau:
1. Điểm d Khoản 1 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2006 quy định cổ đông được quyền:Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thì khi chuyển nhượng phải được phép chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông công ty.
Hiện nay, pháp luật về doanh nghiệp không có quy định nào hạn chế về quyền chuyển nhượng cổ phần của các thành viên HĐQT, thành viên BKS trong công ty cổ phần. Tuy nhiên, nếu đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần đã phê duyệt các quy định về điều kiện hạn chế khi tham gia thành viên HĐQT và thành viên BKS thì khi cổ đông ứng cử hoặc nhận đề cử từ các nhóm cổ đông khác tham gia vào bộ máy quản trị (HĐQT) hoặc kiểm soát (Ban Kiểm soát) phải được biết các quy định này và khi chấp nhận tham gia vào bộ máy quản trị hoặc kiểm soát thì phải tuân thủ.
2. Về quyền tham gia dự họp của cổ đông:
Khoản 1 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2006 quy định: “Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty cổ phần”.
Khoản 1 điều 78 Luật Doanh nghiệp quy định: Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
Khoản 1 đều 79 Luật Doanh nghiệp cũng quy định một trong các quyền quan trọng của cổ đông phổ thông là: Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.
Như vậy, họp Đại hội cổ đông là quyền của cổ đông, cổ đông được quyền lựa chọn hai hình thức: (1) tự mình trực tiếp họp hoặc( 2) ủy quyền cho người khác dự họp. Việc điều lệ công ty quy định như vậy được hiểu là họ không được trực tiếp dự họp mà phải ủy quyền cho cổ đông có phần vốn góp chiếm 0,2% vốn điều lệ dự họp là không đúng quy định của pháp luật và vi phạm quyền lợi của cổ đông.
Trên đây là các ý kiến tư vấn của chúng tôi, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, bạn có thể kết nối trực tiếp đến Phamlaw. Chúng tôi sẵn sàng trợ giúp

Trân trọng./.

Các dịch vụ của Phamlaw:

thủ tục giải thể doanh nghiệp

dịch vụ giải thể công ty

–  thủ tục thành lập công ty

Rate this post