Phân chia di sản thừa kế

Công ty Luật Phamlaw cho tôi hỏi về nội dung: Phân chia di sản thừa kế

2 vợ chồng cô chú tôi có có một căn nhà và một miếng đất 1,000m2 (không có giấy chủ quyền cả nhà lẫn đất, do ông bà xưa kia để lại). Cô chú tôi có ba người con là Chiến, Dũng và Liên, người con Dũng có gia đình và có ba người con. Năm 1989, cô chú tôi có một miếng đất 200m2 để ở trong diện tích 1,000m2 đất trên. Năm 1996 chú tôi mất, không để lại di chúc. Năm 2007 thì nhà nước làm đường ngang miếng đất trên. Đến ngày 07/01/2007 thì Chiến làm giấy chủ quyền cho miếng đất 200m2 của mình theo diện cha mẹ cho con và là người ở lâu năm với cô chú tôi. Ngày 25/02/2007 vì chú tôi mất nên khi làm giấy chủ quyền căn nhà và 800m2 đất do cô tôi đứng tên. Đến năm 2009 Dũng mất, các con của Dũng  hiện ở trong căn nhà thuộc sở hữu của cô tôi. Năm 2011, cô tôi qua đời cũng không để lại di chúc. Trong gia đình hiện tại còn Chiến, Liên, vợ và các con của Dũng. Tôi xin hỏi theo diễn biến sự việc và các mốc thời gian nêu trên thì:

1) Ai là những người được hưởng thừa kế do cô tôi để lại.

2) Các con Dũng đòi gộp chung 200m2 của Chiến vào phần tài sản do cô tôi để lại rồi chia 3, vì các cháu cho rằng lúc đó chú của mình là Chiến tự ý làm giấy chủ quyền nên không đúng theo quy định, như vậy có đúng không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: (mang tính chất tham khảo)

Chào bạn, với trường hợp trên của bạn Phamlaw xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Những người thừa kế được hưởng di sản cô của bạn.

Do cô của bạn không để lại di chúc nên di sản của bà được chia cho những người thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự. Như trong tình huống bạn nêu, những người thừa kế theo pháp luật của bà B sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất, tức là bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Cụ thể sẽ là:

– Bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi của bà B (nếu có người còn sống);

– Chiên (là con);

– Liên (là con);

– Những người thừa kế thế vị của Dũng là 3 người con của Dũng (Do Dũng mất trước cô của bạn nên di sản mà Dũng được hưởng nếu còn sống thuộc về các con của Dũng theo Điều 677 BLDS về thừa kế thế vị).

2. Yêu cầu gộp chung 200m2 của C vào di sản thừa kế

Di sản cô bạn để lại là quyền sử dụng 800m2 đất được ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cô của bạn; không bao gồm quyền sử dụng đất 200m2  thuộc quyền sử dụng của Chiến. Vì khi Chiến làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được sự đồng ý của vợ chồng cô chú bạn từ trước đó. Việc các con của Dũng đòi gộp chung quyền sử dụng đất của Chiến để chia di sản do cô bạn để lại là không đúng.

Nếu ngoài Chiến, Dũng, Liên, , gia đình không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cô bạn thì di sản đó được chia thành 03 (ba) phần như sau: Chiến được 01 (một) phần, Liên được 01 (một) phần, 3 cháu con của Dũng cùng nhau hưởng chung 01 (một) phần mà lẽ ra Dũng được hưởng nếu còn sống.

Sau đó các người được hưởng thừa kế có quyền tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để khai nhận di sản thừa kế do bà B để lại. Khi khai nhận thừa kế, các thừa kế có thể nhường phần di sản của mình được hưởng cho nhau.

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi đối với câu hỏi: “Phân chia di sản thừa kế”, nếu còn vướng mắc bạn vui lòng kết nối đến số điện thoại hotline của chúng tôi để được tư vấn.

Trân trọng./

=========================
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.

Công ty Luật Phamlaw

Hotline: 097.393.8866; Tổng đài tư vấn pháp luật
Email : pham.lawyer8866@gmail.com

 

 

 

Rate this post