Thẩm quyền giải quyết ly hôn như thế nào ?

Thẩm quyền giải quyết ly hôn như thế nào ?

Các anh/chị Luật sư cho em hỏi:

Vợ chồng em kết hôn từ năm 2016 có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hà Giang, có đăng ký tạm trú ở huyện X (Hà Nội). Đến nay, do chồng em ngoại tình, không quan tâm đến vợ con nên em đã làm thủ tục ly hôn đơn phương gửi lên toà án huyện X. Tuy nhiên chồng em hiện nay đã chuyển đi nơi khác cư trú. Sau đó Em đã phải rút đơn xin ly hôn vì Thư ký toà án giải thích là không thuộc thẩm quyền) do chồng em không còn tạm trú tại Huyện X. Tòa án X ra quyết định đình chỉ. Sau đó được luật sư tư vấn, tôi làm đơn kháng cáo quyết định đình chỉ của toà X, xin được tiếp tục ly hôn. Nhưng toà đã bác kháng cáo của em, giữ nguyên quyết định đình chỉ. Nay em muốn ly hôn nhưng chồng em không đưa giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu và giấy khai sinh của con. Xin hỏi: Nếu em tiếp tục gửi đơn lên Toà X thì Toà có đủ thẩm quyền giải quyết ly hôn không? Thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì?

Trả lời: (mang tính chất tham khảo)

Chào bạn, với trường hợp trên của bạn Phamlaw xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Thẩm quyền giải quyết của tòa án huyện Thanh Trì.

Vụ án ly hôn là một trong những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Khi yêu cầu ly hôn, bạn phải gửi đơn đến tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Về thẩm quyền theo lãnh thổ, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

…”

Theo quy định trên, bạn phải gửi đơn xin ly hôn đến tòa án nơi cư trú của chồng bạn. Nơi cư trú được xác định theo quy định của Luật Cư trú và văn bản hướng dẫn. Theo đó, Khoản 1 Điều 12  Luật Cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về nơi cư trú của công dân như sau:

Điều 12. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

Đối chiếu với các quy định nêu trên, thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ đối với vụ án ly hôn của bạn được xác định như sau:  Nếu chồng bạn có nơi cư trú theo khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú như nêu trên thì thẩm quyền giải quyết thuộc tòa án nơi chồng bạn cư trú;

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn và chồng bạn có hộ khẩu thường trú tại huyện khác, không phải huyện X (nơi chồng bạn làm việc), nghĩa là chồng bạn có nơi cư trú theo khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú. Do đó, thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn của bạn thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân nơi chồng bạn cư trú hiện tại. Tòa án nhân dân huyện T không có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn này nên việc đình chỉ vụ án là đúng. Nếu muốn ly hôn, bạn gửi đơn yêu cầu đến tòa án nơi chồng bạn cư trú và đã đăng ký tại trú tại đó.

2. Hồ sơ cung cấp khi yêu cầu ly hôn.

Khi yêu cầu ly hôn, bạn phải nộp đơn xin ly hôn tại tòa án có thẩm quyền. Kèm theo đơn phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (Khoản 3 Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự). Theo đó, bạn phải nộp kèm theo đơn xin ly hôn bản sao hợp lệ các giấy tờ: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai vợ chồng, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của hai vợ chồng, giấy khai sinh của các con (nếu có), giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/sử  dụng tài sản (nếu có yêu cầu).

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi đối với câu hỏi:”Thẩm quyền giải quyết ly hôn như thế nào?”, nếu còn vướng mắc bạn vui lòng kết nối đến số điện thoại hotline của chúng tôi để được tư vấn.

Trân trọng./

=========================
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.

 

 

 

 

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)