Thủ tục thừa kế không có di chúc hiện nay?

Thủ tục thừa kế không có di chúc hiện nay?

Thủ tục thừa kế không có di chúc hiện hành có những điều gì quan trọng mà bạn cần phải nắm rõ? Cùng theo dõi với Phamlaw tại một tình huống cụ thể.

Dịch vụ di sản thừa kế

Chào anh chị, xin Luật sư cho tôi xin ý kiến tư vấn về trường hợp của gia đình tôi như sau: Gia đình tôi có 2 chị em, mẹ tôi đã mất từ khi chúng tôi còn nhỏ, một mình bố tôi ở vậy nuôi hai chị em tôi. Năm 2016, bố tôi có mua 01 chiếc xe ô tô trị giá 3 tỷ đồng đứng tên bố tôi để tiện đi lại và thuận tiện cho việc kinh doanh của gia đình. Đầu năm 2017, bố tôi đột ngột qua đời do tai biến, đất đai, nhà cửa và các tài sản khác của gia đình đã được bố tôi lập di chúc phân chia tài sản cho chị em tôi. Còn chiếc xe ô tô vì mới mua nên chưa bổ sung vào di chúc để thừa kế cho ai cả. Vậy tôi muốn hỏi các Luật sư, đối với chiếc xe trên sẽ được phân chia thế nào theo đúng quy định của Pháp luật. Thủ tục thừa kế không có di chúc được pháp luật hiện nay quy định thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Thủ tục thừa kế không có di chúc
Thủ tục thừa kế khi không có di chúc

Trả lời: Đầu tiên, thay mặt Phamlaw tôi xin gửi lời cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về hòm thư tư vấn của chúng tôi, tôi xin được trả lời câu hỏi của chị như sau:

Theo quy định của pháp luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 xác định cụ thể quyền thừa kế của cá nhân

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

Hiện nay, Pháp luật quy định các loại hình thừa kế như thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế.

Đối với trường hợp của gia đình chị, bố chị đã tính đến những khả năng xấu nhất có thể xảy ra nên đã lập di chúc để phân chia di sản cho chị em chị. Chị và em trai sẽ ra văn phòng công chứng để thực hiện thủ tục khai nhận di sản do bố chị để lại theo đúng quy định của pháp luật như di chúc đã định đoạt.

Về phần chiếc ô tô đứng tên bố chị mua năm 2016 chưa kịp bổ sung vào trong di chúc thì sẽ thực hiện chia thừa kế theo pháp luật theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 650 Bộ Luật Dân sự 2015 xác định thừa kế theo pháp luật được áp dụng đối với các phần di sản: – Thủ tục thừa kế không có di chúc bao gồm như sau:

–  Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

–  Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

–  Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Cùng với đó điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 cũng quy định hàng thừa kế thứ nhất để được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật gồm: vợ, chồng,cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, me nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy, anh chị thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố chị, trường hợp bố chị còn ông bà thân sinh hay con nuôi thì họ cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Trường hợp hàng thừa kế thứ nhất của bố chị chỉ có chị và em trai thì di sản thừa kế sẽ được chia làm 02 phần bằng nhau, tức là chiếc xe ô tô phải được định giá cụ thể và chia làm hai phần bằng nhau. ( đây là trường hợp tài sản không có di chúc )

Khoản 2 Điều 660 Bộ luật dân sự 2015 xác định viêc phân chia di sản theo pháp luật cụ thể như sau

“Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia”.

Vì trường hợp chiếc xe ô tô là vật đồng nhất, không thể chia đều nên chị và em trai có thể thỏa thuận để định giá lại giá trị chiếc xe để chia, ai nhận xe thì thanh toán một nửa tiền xe cho bên còn lại, nếu trường hợp không muốn lấy xe thì hai bên có thể bán xe sau đó chia đôi giá trị thực tế của xe. Sau khi lập văn bản làm thủ tục thừa kế về thỏa thuận phân chia di sản có ký tên của chị và em trai chị trên văn bản thỏa thuận, anh chị sẽ thực hiện thủ tục thừa kế công chứng tại văn phòng công chứng để văn bản thỏa thuận trên có giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật.

Thủ tục thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản:

Địa điểm thực hiện: Văn phòng công chứng nơi anh chị sinh sống, có di sản để lại của bố chị.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 57 Luật Công chứng chứng thực năm 2014 xác định

“Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. ”.

Một số giấy tờ cần có khi làm thủ tục thừa kế không có di chúc:

– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản giữa chị và em trai

– Đăng ký xe ô tô của bố chị để lại (bản sao)

– Giấy chứng tử của bố chị

–  Giấy tờ tùy thân của người nhận di sản như: CMND/ hộ chiếu của chị và em trai chị

– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật thừa kế.

-Những giấy tờ cần thiết khác như: giấy khai sinh của chị em chị, giấy chứng tử của ông bà chị, của mẹ chị…

Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw đối với câu hỏi: “Thủ tục thừa kế không có di chúc hiện nay?” của gia đình chị, nếu có bất cứ vấn đề pháp lý nào còn băn khoăn, chị có thể liên hệ trực tiếp lên tổng đài tư vấn Pháp luật chuyên sâu 1900 của chúng tôi hoặc qua số hotline 0973938866 để được tư vấn, hỗ trợ về các dịch vụ pháp lý khác.

 

 

4/5 - (4 bình chọn)