Chấm dứt ủy quyền về đất đai khi người ủy quyền chết

Tóm tắt câu hỏi: Chấm dứt ủy quyền về đất đai khi người ủy quyền chết

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp: Ông A là bà con họ hàng xa với tôi, ông A có một mảnh đất 90m2. Năm 2016, mảnh đất này có tranh chấp với người hàng xóm là ông B về ranh giới sử dụng. Ông A đã làm giấy ủy quyền cho tôi giải quyết giúp ông A các vấn đề về tranh chấp. Năm 2017, ông A mất và không để lại di chúc, Ủy ban nhân dân xã đã ra quyết định thu hồi mảnh đất trên vì ông A không có người thừa kế. Tôi không đồng ý với quyết định trên và muốn làm đơn khiếu nại. Vậy luật sư cho tôi hỏi việc làm của tôi là đúng hay sai?

Mong sớm nhận được tư vấn của luật sư, tôi xin cảm ơn!

Chấm dứt ủy quyền về đất đai khi người ủy quyền chết
Chấm dứt ủy quyền về đất đai khi người ủy quyền chết

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu của mình đến công ty TNHH tư vấn PhamLaw, về câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Luật đất đai năm 2013

2. Luật sư tư vấn

Theo như thông tin bạn cung cấp, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, mảnh đất của ông A vẫn còn đang tranh chấp về ranh giới sử dụng mà vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa, tức là ranh giới sử dụng đất của ông A chưa được xác định rõ ràng. Nên nếu thu hồi mảnh đất thì sẽ có thể ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của hộ ông B.

Thứ hai, theo quy định tại Điều 66 Luật đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền thu hồi đất như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.”

Như vậy, việc thu hồi đất của ông A là thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, mặt khác UBND huyện cũng không được ủy quyền nên việc làm của Ủy ban nhân dân xã là vượt quá phạm vi quyền hạn của mình. Do đó, việc ủy ban nhân dân cấp xã thu hồi đất của ông A với lý do không có người thừa kế là sai.

Thứ ba, theo như thông tin bạn cung cấp, ông A đã ủy quyền cho bạn giải quyết các vấn đề tranh chấp với ông B, vì vậy, về nguyên tắc bạn chỉ có quyền, nghĩa vụ giải quyết các công việc trong tranh chấp đó mà không có quyền định đoạt tài sản của ông C là quyền sử dụng mảnh đất 90 m2. Hơn nữa, sau khi ông A mất, tư cách đại diện của bạn cũng sẽ chấm dứt theo điểm đ khoản 3 điều 140 Bộ luật dân sự  2015 quy định về thời hạn đại diện:

3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;”

Vậy khi ông A mất đi thì mọi mối quan hệ của bạn với mảnh đất đó đều sẽ chấm dứt.

Thứ tư, do ông A mất mà không để lại di chúc nên tài sản của ông A sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 về người thừa kế theo pháp luật:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Như vậy, bạn chỉ là người họ hàng xa của ông A nên đương nhiên không nằm trong diện thừa kế theo pháp luật. Vậy, dù với tư cách nào thì bạn cũng không được đứng tên chủ sử dụng mảnh đất này.

Trên đây là tư vấn của công ty TNHH tư vấn PhamLaw về Chấm dứt ủy quyền về đất đai khi người ủy quyền chết. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính 1900 của công ty TNHH tư vấn PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Hãy đến với Công ty Luật Phạm Law để nhận được dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng.

Rất mong nhận được sự hợp tác của khách hàng!

Trân trọng!

 

4/5 - (2 bình chọn)