Tư vấn đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần

Tư vấn đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

I/ Thẩm tra đối tác sẽ góp vốn, mua cổ phần

Trong trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp đang tồn tại, nhà đầu tư nước ngoài hoặc thông qua luật sư tư vấn thẩm tra đối tác hay thông qua dịch vụ chuyên nghiệp về điều tra chi tiết về công ty mà  mình dự định góp vốn, mua cổ phần.

Điều tra chi tiết (Due Diligence – DD) là quá trình nghiên cứu, xem xét toàn bộ hoạt động nội bộ doanh nghiệp mục tiêu, đưa ra những đánh giá đầy đủ nhất, chi tiết nhất về doanh nghiệp mục tiêu, đó là cơ sở để các bên đàm phán trong các giao dịch góp vốn, mua cổ phần trong tương lai.

Vấn đề điều tra tính pháp lý cho bên mua về doanh nghiệp là một trong những bước cơ bản quan trọng nhất trước khi thực hiện các thỏa thuận thương mại trong giao dịch này. Nó chỉ ra cho người mua biết doanh nghiệp này có tuân thủ đầy đủ pháp luật hay không và đưa ra những cảnh báo cần thiết về pháp lý để các bên cân nhắc trong giao dịch này. Đây có thể gọi là dịch vụ điều tra chi tiết pháp lý (Legal Due Diligence – LDD).

Tu Van Dau Tu Qua Gop Von Mua Co Phan
Tư vấn đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần

Quá trình LDD thường bao gồm các bước chủ yếu:

Bước thứ nhất: Thống nhất phạm vi của việc điều tra: Về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, điều lệ, vốn và cơ cấu vốn, thành viên góp vốn hoặc cổ đông, ban điều hành và nhân sự chủ chốt, lao động, đất đai, tài sản trí tuệ, môi trường, hợp đồng quan trọng, thuế, môi trường, tranh chấp tố tụng, việc tuân thủ các chính sách pháp luật…); Thời hạn để điều tra có thể từ 3 hoặc 5 năm gần nhất hoặc kể từ khi thành lập doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại.

Bước thứ hai: Chuẩn bị danh mục những tài liệu và thông tin cần được cung cấp từ công ty mục tiêu; Nhà đầu tư hoặc luật sư sẽ thẩm tra mà công ty mục tiêu đã cung cấp.

Bước thứ ba: ĐIều tra thực thực tế thực địa: Thông thường nhà đầu tư hoặc luật sư nhà đầu tư sẽ nghiên cứu hồ sơ do công ty mục tiêu cung cấp, tuy nhiên phải xuống hiện trường (trụ sở công ty, nhà xưởng, đất đai kho bãi, hàng hóa….) để thẩm tra hoạt động thực tế của công ty mục tiêu. Có thể kiểm tra hoặc xin cung cấp thông tin hồ sơ doanh nghiệp tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác thực các thông tin mà công ty mục tiêu đã cung cấp.

Bước thứ tư: Soạn thảo và lên các báo cáo chi tiết về việc điều tra: Nhà đầu tư nước ngoài hoặc luật sư của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tổng hợp các thông tin đã thu thập được từ tài liệu và việc điều tra thực địa trong báo cáo điều tra chi tiết và gửi cho các bên xem xét, báo cáo điều tra chi tiết có thể được sửa đổi, bổ sung, tùy theo yêu cầu của các bên có liên quan cho đến khi hoàn thiện.

II/ Quy trình thủ tục tư vấn đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần

Góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp đang hiện hữu cũng là một hình thức đầu tư rất phổ biến. Từ đánh giá bên mua, nội dung dưới đây sẽ có những tư vấn cơ bản kết hợp với mục (I) bài viết để nhà đầu tư nước ngoài, bạn đọc có cái nhìn tổng hợp và toàn diện.

Bước thứ nhất: Liên hệ, tiếp cận với công ty mục tiêu

Bên mua (nhà đầu tư) sẽ bằng các hình thức thuận lợi nhất để thể hiện thiện chí mong muốn thực hiện các giao dịch góp vốn, mua cổ phần. Phương thức liên hệ hay liên lạc không phải là một bản hợp đồng hay thỏa thuận có tính ràng buộc, mà chỉ là bản ghi nhận những gì sẽ dự kiến thực hiện trong giao dịch ở tương lai. Cũng có thể thương lượng 1 số nội dung có tính chất ràng buộc ngay từ ban đầu như việc bảo mật thông tin các bên hoặc bên bán sẽ không chào bán cho bên nào khác trong quá trình đàm phán thương lượng…

Bước thứ 2: Điều tra chi tiết

Để nắm rõ chi tiết về bên bán, nhà đầu tư (bên mua) sẽ mời các đơn vị tư vấn, luật sư, kế toán, kiểm toán xem xét toàn bộ tài liệu thể hiện hoạt động công ty từ thời điểm thành lập để đánh giá toàn diện về công ty mục tiêu (giống bước 2 mục I).

Bước thứ 3: Thương lượng và ký kết hợp đồng mua bán

Trên cơ sở các thông tin có được từ việc thẩm tra chi tiết, các bên sẽ thảo luận nội dung về hợp đồng mua bán. Việc thương lượng thành công sẽ dẫn đến giao dịch mua bán và nó chỉ có hiệu lực về mặt pháp lý khi được phê chuẩn cần thiết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước thứ 4. Phê chuẩn về chủ trương

Thông thường một giao dịch góp vốn, mua cổ phần sẽ phải xin phê chuẩn nội bộ và phê chuẩn từ bên ngoài. Phê chuẩn nội bộ là phê chuẩn từ các cổ đông hoặc thành viên. Phê chuẩn từ bên ngoài thường từ các cơ quan nhà nước như cơ quan đăng ký kinh doanh/ Đầu tư, ủy ban chứng khoán nhà nước…

Bước thứ năm. Hồ sơ đăng ký giao dịch:

Khi đã có được chấp thuận về mặt chủ trương nội bộ doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành liên quan. Hồ sơ hoàn chỉnh sẽ được gửi đến các cơ quan có liên quan để ra quyết định chính thức (bằng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đầu tư sửa đổi ghi nhận góp vốn, mua cổ phần đó).

Hồ sơ cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần tại công ty Việt Nam:

Được chia thành 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần dưới 51% trong doanh nghiệp tại Việt Nam, đầu tư kinh doanh các ngành nghề không có điều kiện.

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
  • Quyết định về việc thay đổi thành viên của công ty;
  • Biên bản họp về việc thay đổi thành viên công ty;
  • Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của đại diện pháp luật của công ty;
  • Danh sách thành viên góp vốn hoặc sổ đăng ký cổ đông;
  • Bản sao công chứng hộ chiếu thành viên mới tham gia góp vốn vào công ty (nếu có).

Cơ quan tiếp nhận:Cơ quan đăng ký kinh doanh

Thời gian: Trong khoảng từ  03 đến 05 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho doanh nghiệp.

Trường hợp 2: Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần đầu tư kinh doanh các ngành nghề có điều kiện hoặc trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp công ty Việt Nam dẫn tới nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 51% vốn điều lệ, căn cứ Luật Đầu tư 2014 thì cần thực hiện các thủ tục sau:

Bước thứ nhất: Đăng ký góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần vào doanh nghiệp Việt Nam tại Cơ quan đăng ký đầu tư

Bước thứ hai: Hồ sơ chuẩn bị

a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Cơ quan tiếp nhận: Cơ quan đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian giải quyết: Trong khoảng 15 đến 20 ngày làm việc cơ quan đăng ký đầu tư sẽ ra văn bản đủ điều kiện để nhà đầu tư góp vốn, mua phẩn vốn góp, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam

Bước thứ ba: Làm thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho việc góp vốn, mua cổ, thay đổi các nội dung về thành viên/ cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư để được ghi nhận.

Trên đây là nội dung Tư vấn đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần cho các khách hàng đầu tư, bạn đọc tham khảo. Để biết thêm chi tiết, Quý khách hàng vui lòng kết nối tổng đài tư vấn 1900 6284. Để được hỗ trợ các dịch vụ về đầu tư như Đầu tư ra nước ngoài, tư vấn các quy định có liên quan đến dự án đầu tư..v..v.., Quý khách hàng kết nối các số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508, Luật Phamlaw sẵn sàng phục vụ.

——————————

Bộ phận pháp lý doanh nghiệp – Công ty Luật Phamlaw

> xem thêm:

 

 

5/5 - (3 bình chọn)