Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

THỦ TỤC TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp nào cũng muốn mở rộng quy mô và tăng vốn điều lệ. Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty là một trong những thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh được nhiều doanh nghiệp thực hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Việc thực hiện đúng thủ tăng vốn điều lệ công ty nói chung và thủ tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên nói riêng theo quy định của pháp luật là việc làm cần thiết trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp. Dưới đây, Phamlaw sẽ hướng dẫn cụ thể các thủ tục cần thiết theo quy định pháp luật mới nhất để quý khách hàng có thể tham khảo

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật doanh nghiệp 2020

Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT

Các văn bản pháp luật khác có liên quan (Luật Ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng, Luật du lịch, Luật kinh doanh bảo hiểm,…).

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Khái niệm vốn điều lệ công ty

Theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Tăng vốn điều lệ công ty là quy trình thực hiện tái cấu trúc vốn điều lệ của doanh nghiệp. Việc bổ sung vốn điệu lệ công ty trong quá trình hoạt động là quyền lựa chọn của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, mở rộng kinh doanh của công ty.

2. Ý nghĩa của việc tăng vốn điều lệ công ty

Khi thành lập công ty thì vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp. Việc tăng vốn điều lệ công ty cũng mang đến rất nhiều lợi ích cho công ty như:

  • Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp công ty thiết lập niềm tin của các cổ đông, tăng độ bền vững của doanh nghiệp, thiết lập sự tin tưởng với đối tác, chủ nợ.
  • Đảm bảo đầy đủ các tiêu chí an toàn trong hoạt động khi doanh nghiệp tăng quy mô hoạt động, mở rộng thị trường, giúp doanh nghiệp có thêm kinh phí để đầu tư, thực hiện các chiến lược kinh doanh.
  • Tăng hạn mức vay từ ngân hàng. Các doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn sẽ dễ tiếp cận với các khoản vay từ ngân hàng hơn, đồng thời hạn mức vay cũng sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp

Tăng vốn điều lệ là một hoạt động được thực hiện thường xuyên khi công ty có nhu cầu phát triển và mở rộng quy mô hoạt động. Ngoài những tích cực mà hoạt động này đem lại, thì doanh nghiệp cần phải lường trước và hiểu rõ trước những rủi ro xảy ra trước khi tiến hành việc tăng vốn điều lệ. Dưới đây, Phamlaw sẽ chỉ ra một số những hạn chế khi doanh nghiệp tiến hành tăng vốn điều lệ công ty:

  • Có thể làm tăng về mức phí phải đóng hằng năm của thuế môn bài trong doanh nghiệp bởi vì mức phí phải đóng của thuế môn bài sẽ dựa vào mức vốn điều lệ của doanh nghiệp.
  • Công ty khi tiến hành tăng vốn điều lệ cũng chính là làm tăng về trách nhiệm đối với tài sản trong công ty, chính vì thế nên cần phải cân nhắc thật kỹ về trước khi đưa ra quyết định tiến hành tăng về vốn điều lệ trong công ty.
  • Khi công ty có những lợi nhuận thì việc tăng về vốn điều lệ cũng đồng nghĩa với việc tăng về thuế thu nhập cá nhân của những cổ đông/ thành viên và thuế thu nhập của công ty.

3. Phương thức tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Đối với quy định tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên thì công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác

Thứ nhất, Tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên do chủ sở hữu góp thêm vốn. Đây là hình thức phổ biến nhất để thực hiện tăng vốn. Cách làm này sẽ không khiến cho công ty phải thay đổi loại hình doanh nghiệp. Vì loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vẫn được xem là loại hình doanh nghiệp đơn giản, phố biến và phù hợp với những doanh nghiệp trẻ bắt đầu khởi nghiệp. Chủ sở hữu được toàn quyền quyết định hình thức tăng vốn và mức tăng vốn.

Thứ hai, Tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên do huy động thêm thành viên mới. Chủ sở hữu có thể lựa chọn việc thêm 01 hoặc nhiều thành viên góp vốn. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần tuỳ số lượng thành viên góp vốn them và mong muốn của chủ sở hữu.

4. Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Chủ sở hữu quyết định mức vốn tăng và hình thức tăng vốn sau đó soạn thảo và chuẩn bị đầy đủ và hợp lệ 01 bộ hồ sơ. Tùy thuộc vào hình thức tăng vốn điều lệ thì thành phần hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên sẽ có sự khác nhau:

1. Thành phần hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên trong trường hợp tăng vốn do chủ sở hữu góp thêm vốn gồm những giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu có sẵn trong đó thể hiện mức vốn mới (Phụ lục II-1 ban hành kèm theo thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

– Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên về việc tăng vốn điều lệ công ty;

– Văn bản ủy quyền trong trường hợp người đại diện theo pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên mà uỷ quyền cho người khác.

– Trường hợp nếu công ty TNHH 1 thành viên lựa chọn hình thức tăng vốn là tăng vốn do huy động vốn của thành viên mới thì doanh nghiệp phải thực hiện thêm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp song song với thủ tục tăng vốn điều lệ. Hồ sơ sẽ phức tạp hơn so với tăng vốn bằng hình thức thứ nhất.

2. Thành phần hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên trong trường hợp tăng vốn do huy động thêm vốn của thành viên mới gồm những giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu có sẵn trong đó thể hiện loại hình doanh nghiệp mới và mức vốn mới (Phụ lục II-1 ban hành kèm theo thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

– Danh sách thành viên nếu chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH 2 thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập nếu chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần theo mẫu có sẵn;

– Điều lệ thể hiện thông tin mới của doanh nghiệp sau thay đổi

– Bản sao y công chứng hợp lệ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác của thành viên góp vốn mới là cá nhân hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu thành viên góp vốn mới là tổ chức;

– Giấy tờ chứng minh hoàn tất việc góp vốn của thành viên mới;

– Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên về việc tăng vốn điều lệ công ty và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

– Văn bản ủy quyền trong trường hợp người đại diện theo pháp luật không trực tiếp;

Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả tăng vốn điều lệ công ty

– Cơ quan tiếp nhận: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên bằng việc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ hoặc nộp qua đường chuyển phát của bưu điện hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống công của Sở kế hoạch đầu tư.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, chuyên viên sẽ cấp giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

+ Nếu hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên hợp lệ và đầy đủ, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thể hiện thông tin mới.

+ Nếu hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên không hợp lệ và đầy đủ, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

– Thời hạn xử lý hồ sơ:  03-05 ngày làm việc.

Bước 3: Thực hiện các thủ tục sau khi tăng vốn

Sau khi đã nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thể hiện thông tin mới, doanh nghiệp vẫn phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý đi kèm như sau:

1. Đăng bố cáo công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;

Doanh nghiệp phải đóng lệ phí để thực hiện công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

2. Nộp thông báo với cơ quan thuế trong trường hợp thay đổi vốn làm thay đổi mức thuế môn bài.

Trong trường hợp việc thay đổi vốn điều lệ làm ảnh hưởng đến mức thuế môn bài, doanh nghiệp phải nộp mẫu 08 cho cơ quan thuế và tờ khai thuế môn bài bổ sung.

5. Công việc PhamLaw sẽ thực hiện khi Quý khách sử dụng dịch vụ thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Liên quan đến các quy định về thủ tục tăng vốn điều lệ công ty, Luật PhamLaw là đơn vị với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý am hiểu pháp luật về Đăng ký doanh nghiệp và có kinh nghiệm dày dặn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính có thể giúp Quý khách có được kết quả một cách nhanh chóng nhất. Với dịch vụ thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ công ty của PhamLaw, chúng tôi sẽ thay mặt Quý khách thực hiện các công việc sau:

  • Tư vấn cho quý Khách quy định của pháp luật hiện hành về Đăng ký doanh nghiệp nói chung, và dịch vụ thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên nói riêng;
  • Soạn hồ sơ đầy đủ và hợp lệ phục vụ cho việc thực hiện tổ chức cơ cấu;
  • Đại diện cho quý Khách thực hiện tại cơ quan đăng ký;
  • Thay mặt quý Khách nhận kết quả và bàn giao lại cho quý Khách.

Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw đối với thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên . Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Rất mong nhận được sự hợp tác của khách hàng!

Trân trọng!

5/5 - (1 bình chọn)