Tội cướp giật có tổ chức sẽ bị xử lý như thế nào ?

Luật sư cho em hỏi: Em có một người bạn đi chung với 2 người nữa đi cướp tài sản của người khác và dùng dao đe dọa tấn công gây tổn thương cho người ta. Trong đó, bạn em không làm gì chỉ có đi chung. Như vậy, bạn em đi tù có lâu không?

Người gửi: Nguyễn Văn Đức

Với câu hỏi của bạn Phamlaw xin được trả lời như sau (câu trả lời chỉ mang tính tham khảo):

Trong trường hợp này, người bạn này đã tham gia cùng 2 người nữa đi cướp. Như vậy, hành vi cướp giật này được coi là hành vi có tổ chức. Như vậy, sẽ có mức án như sau:

Điều 136, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định:

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười  năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu  thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương  tật từ 11% đến 30%;

g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm  chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

Ngoài ra, còn tùy thuộc vào từng tình tiết vụ án mà toà án sẽ tuyên phạt mức án cho người bạn này. 

Trên đây là câu trả lời của Phamlaw đối với trường hợp của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể kết nối trực tiếp đến Phamlaw, chúng tôi rất sẵn lòng để giải đáp mọi vướng mắc của bạn.

Trân trọng./.

Rate this post