Các quy định liên quan đến dự án đầu tư

Các quy định liên quan đến dự án đầu tư mới nhất

Tư vấn pháp luật về Đầu tư tại Việt Nam là giai đoạn tiền đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi giai đoạn này sẽ bắt đầu hình thành nên bộ khung pháp lý cơ bản cho việc triển khai hoạt động dự án đầu tư của nhà đầu tư.

Về góc độ pháp lý, khi nhà đầu tư muốn thành lập một doanh nghiệp mới để triển khai dự án đầu tư cần lưu ý vấn đề pháp lý sau đây trước khi quyết định về loại hình và phạm vi đầu tư.

Cac Quy Dinh Co Lien Quan Den Du An Dau Tu
các quy định có liên quan đến dự án đầu tư

– Vốn tối thiếu: Vốn điều lệ tối thiểu (tức là vốn cổ phần đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực hiện dự án) là yêu cầu bắt buộc đối với một số hoạt động kinh doanh nhất định như ngân hàng, tổ chức tài chính không phải ngân hàng, kinh doanh bất động sản, sản xuất phim ảnh, vận chuyển hàng không, sân bay, dịch vụ kiểm toán, kinh doanh mạng viễn thông có dây và không dây.

Trong một số hình thức dự án đầu tư, vốn điều lệ doanh nghiệp của dự án phải đáp ứng một tỷ lệ nhất định trong tổng số vốn đầu tư của dự án (đối với các dự án phát triển bất động sản, sản xuất năng lượng hoặc các dự án được thực hiện dưới hình thức đối tác công tư). Nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án trên tổng vốn đầu tư theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và phải được quy định trong hợp đồng dự án. Cụ thể:
– Đối với dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư;
– Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định theo nguyên tắc: Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 20%; đối với phần vốn từ trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10%.

– Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện: Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, pháp luật Việt Nam quy định việc hạn chế đầu tư vào một số lĩnh vực nhất định. Việc hạn chế này được thực hiện thông qua quy định về các “ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh” và “ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”.

Doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng các tiêu chí về giấy phép kinh doanh và điều kiện đầu tư kinh doanh.

Thứ nhất, Doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020, Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

– Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp 2020;

– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, Doanh nghiệp phải đủ điều kiện đầu tư kinh doanh:

Theo Khoản 9 Điều 2 Luật đầu tư 2020, điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện cá nhân, tổ chức phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Tùy ngành, nghề mà điều kiện đầu tư kinh doanh là khác nhau. Tuy nhiên, điều kiện đầu tư kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu sau:

– Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.

– Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:

+ Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

+ Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

+ Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;

+ Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);

+ Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;

+ Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).

– Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:

+ Giấy phép;

+ Giấy chứng nhận;

+ Chứng chỉ;

+ Văn bản xác nhận, chấp thuận;

+ Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý: Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư: Theo quy định tại Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư phải ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 43 Luật Đầu tư năm 2020, bao gồm:

+ Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

+ Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;

+ Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

+ Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác.

Mức ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án từ 1% đến 3% vốn đầu tư của dự án, tùy vào quy mô, tính chất, mức độ và tiến độ thực hiện của từng dự án cụ thể. Việc ký quỹ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư sau khi dự án đầu tư được cấp quyết định chủ trương đầu tư nhưng phải trước thời điểm giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì thời điểm ký quỹ là thời điểm giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Khoản ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được hoàn trả cho nhà đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, trừ trường hợp không được hoàn trả do vi phạm tiến độ thực hiện dự án quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc do dự án bị chấm dứt mà không có lí do bất khả kháng hoặc do lỗi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính.
– Các yêu cầu khác: Các dự án đầu tư phải tuân thủ các chủ trương, chính sách của nhà nước và cam kết thực hiện theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Cụ thể, các dự án đầu tư phải nằm trong các quy hoạch tổng thể đã được chính phủ nhà nước Việt Nam phê duyệt. Quy hoạch tổng thể này có thể được điều chỉnh tại mỗi thời điểm. Vì lẽ đó, nhà đầu tư nên tham khảo ý kiến các đơn vị tư vấn đầu tư, cơ quan nhà nước…về quy hoạch tổng thể trước khi đi vào triển khai dự án.
Nội dung Các quy định liên quan đến dự án đầu tư chỉ mang tính chất tham khảo, Quý khách hàng, bạn đọc muốn tìm hiểu chuyên sâu kết nối đến tổng đài tư vấn 1900 6284, để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến thành lập dự án đầu tư, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, thuế, tài chính…kết nối đến số hotlie 097 393 8866 hoặc 091 611 0508, Luật Phamlaw sẵn sàng phục vụ.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)