Các vấn đề pháp lý cần lưu ý trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Các vấn đề pháp lý cần lưu ý trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, bây giờ chúng tôi muốn đầu tư vào Việt Nam. Vậy trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư chúng tôi cần chú ý những vấn đề gì trong lĩnh vực pháp lý? Kính mong Quý luật sư tư vấn giúp doanh nghiệp tôi.

Doanh nghiệp xin trân trọng cảm ơn!

(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw)

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã gửi câu hỏi đến cho Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw. Về thắc mắc của Quý khách chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn qua bài viết dưới đây:

Các vấn đề pháp lý cần lưu ý trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Các vấn đề pháp lý cần lưu ý trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Các vấn đề pháp lý cần lưu ý trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Một nhà đầu tư nước ngoài khi có dự định đầu tư vào Việt Nam thì họ sẽ phải kinh doanh trong một môi trường hoàn toàn mới. Vì vậy trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nhà đầu tư cần chú ý đến một số vấn đề pháp lý để hoạt động kinh doanh có thể được tiến hành thuận lợi.

Thứ nhất, doanh nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề chung về đầu tư tại Việt Nam như: chính sách đầu tư của Việt Nam, bảo hộ đầu tư, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư, ưu đãi đầu tư, việc giải thích pháp luật, khả năng đầu tư với tư cách cá nhân hoặc công ty.

Thứ hai, doanh nghiệp cần lựa chọn các loại hình kinh doanh và các loại hình kinh doanh cũng như khả năng chuyển đổi các loại hình kinh doanh.

Thứ ba, doanh nghiệp phải tham khảo yêu cầu và dự án đầu tư vào Việt Nam, khả năng điều chỉnh, hoãn, giãn tiến độ dự án, khả năng chuyển nhượng dự án.

Thứ tư, doanh nghiệp cần tham khảo quy định về vốn đầu tư và vốn điều lệ, vốn vay và vốn chủ sở hữu; yêu cầu về vốn tối thiểu cần có cho hoạt động đầu tư; thời hạn góp vốn; khả năng điều chỉnh vốn; định giá tài sản góp vốn; trách nhiệm do không góp, chậm góp vốn; khả năng rút vốn hoặc chuyển lợi nhuận về nước.

Thứ năm, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến người quản lý doanh nghiệp như việc bổ nhiệm và bãi miễn người quản lý doanh nghiệp; tiêu chuẩn người quản lý doanh nghiệp; điều kiện cư trú của người quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam; quy định về thị thực và giấy phép lao động; trách nhiệm và quyền hạn của người quản lý doanh nghiệp; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Thứ sáu, doanh nghiệp cần nắm được thông tin về các loại thuế áp dụng cho hoạt động kinh doanh như quy định về ưu đãi thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế…; quy định về chuyển giá.

Ngoài ra doanh nghiệp cần chú ý đến một số vấn đề khác trên các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, lao động, đất đai,…

Những thông tin này có vai trò quan trọng và giúp cho doanh nghiệp định hướng hoạt động kinh doanh

Bên cạnh những vấn đề pháp lý đã nêu trên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý liên hệ những vấn đề này với kế hoạch kinh doanh của mình như sau:

Thứ nhất về tư cách của nhà đầu tư: trong một số lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam thì nhà đầu tư phải đạt được điều kiện như là tổ chức hoặc yêu cầu chứng minh kinh nghiệm và năng lực tại nước ngoài trước khi đầu tư vào Việt Nam mà các yêu cầu đó chỉ nhà đầu tư là tổ chức mới đáp ứng được như yêu cầu về vốn pháp định tại nước ngoài, thời gian hoạt động tại nước ngoài… Đồng thời, tư cách của nhà đầu tư cũng sẽ liên quan đến các vấn đề như loại hình doanh nghiệp, mô hình doanh nghiệp được áp dụng, hồ sơ đăng ký dự án, yêu cầu về visa, giấy phép lao động…

Thứ hai, về quốc tịch của nhà đầu tư: Thông tin này xác định hoạt động đầu tư của nhà đầu tư sẽ được xem là nhà đầu tư trong nước hay đầu tư nước ngoài và trên cơ sở này xác định khung khổ pháp lý mà nhà đầu tư cần phải tuân thủ khi đầu tư. Khi nhà đầu tư mang quốc tịch của một nước đã ký hiệp định thương mại hoặc đầu tư với Việt Nam, họ sẽ được hưởng các ưu đãi theo hiệp định đó. Trường hợp nhà đầu tư mang quốc tịch của một nước đã ký là thành viên của tổ chức WTO thì nhà đầu tư đó sẽ được hưởng  các ưu đãi và chịu các hạn chế theo cam kết mà Việt Nam đã đưa ra khi gia nhập WTO. Ngược lại, nếu nhà đầu tư không mang quốc tịch của một nước thành viên WTO thì họ sẽ không được hưởng các ưu đãi trong cam kết WTO của Việt Nam, lúc này hoạt động đầu tư của nhà đầu tư sẽ được áp dụng theo pháp luật quốc gia của Việt Nam.

Thứ ba, về ngành nghề đầu tư: các nhà đầu tư cần lưu ý theo pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư thì sẽ có ba nhóm ngành nghề đó là:

Nhóm 1, ngành nghề cấm kinh doanh đầu tư có 06 ngành, nghề gồm kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật Đầu tư 2014; kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật Đầu tư 2014; kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật Đầu tư 2014; kinh doanh mại dâm, mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người. Nhà đầu tư không được phép thực hiện.

Nhóm 2 là nhóm các ngành nghề kinh doanh đầu tư có điều kiện. Các nhà đầu tư kinh doanh các ngành nghề này sẽ phải đáp ứng điều kiền vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của công đồng khi muốn đầu tư vào các lĩnh vực này.

Nhóm 3 là nhóm các ngành nghề kinh doanh không thuộc diện cấm kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. Nhà đầu tư được phép kinh doanh trong các ngành nghề mà Luật Đầu tư không cấm.

Thứ tư, vấn đề về vốn đầu tư sẽ kéo theo nhiều vấn đề pháp lý khác như nghĩa vụ chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư trong quá trình xin chấp thuận đầu tư và triển khai đầu tư, cơ quan có thẩm quyền ban hành chấp thuận chủ trương đầu tư – giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giới hạn trách nhiệm của nhà đầu tư trong các doanh nghiệp được sử dụng để triển khai dự án, ưu đãi đầu tư…

Trên đây là bài viết tư vấn về thắc mắc của Quý khách liên quan đến: “Các vấn đề pháp lý cần lưu ý trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư”. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 19006284. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ..

Xem thêm:

 

 

3.7/5 - (3 bình chọn)