Công trái là một hình thức đầu tư có phần tin cậy lớn và mức độ rủi ro thấp. Khi tham gia vào quan hệ đầu tư này bên chủ thể đi vay sẽ là nhà nước. Người cho vay sẽ được đảm bảo tài sản của mình bằng uy tín của nhà nước và đặc biệt là ngân sách nhà nước.
Công trái là gì?
Công trái là khoản nợ vay của nhà nước hoặc chính quyền địa phương để chi tiêu cho mục đích công là hình thức tín dụng nhà nước, công trái có thể được coi là biện pháp để chính phủ huy động nguồn lực tài chính của các thành phần trong xã hội để từ đó thực hiện những mục tiêu công của nhà nước đã đề ra.
So với các loại hình cho vay khác thì công trái được coi là an toàn hơn và có tính ổn định hơn. Nếu như các loại hình cho vay khác, chủ sở hữu tài sản phải tìm hiểu người đi vay và chịu rủi ro khi đầu tư. Còn đối với hình thức này thì chủ thể được đảm bảo bằng uy tín nhà nước và đặc biệt là ngân sách nhà nước.
Công trái là một hình thức tín dụng nhà nước, khoản nợ công trái được ghi trên giấy gọi là “phiếu (Xt. Công phiếu), việc vay của chính quyền nhà nước để bù đắp chỉ tiêu được áp dụng phổ biến ở các nước.
Công trái thu bằng đồng Việt Nam, và thanh toán bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người mua công trái bằng vàng và ngoại tệ, sẽ được cơ quan phát hành chuyển đổi thành đồng Việt Nam.
Mục đích sử dụng công trái được quy định rõ ràng và cụ thể trong quy định của pháp luật, the đó công trái được sử dụng vào những mục đích công. Những hoạt động mà các chủ thể khác không đủ khả năng tài chính để làm hoặc không muốn làm.
Những hoạt động thực hiện này thường mang giá trị lớn, để thực hiện được phải theo kế hoạch của nhà nước và tình hình phát triển của đất nước. Khi thực hiện những dự án công nói trên góp phần làm thúc đẩy phát triển đất nước tạo nguồn đầu tư lớn.
Phân loại công trái
Công trái được phân chia làm nhiều loại, căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có công trái trong nước và công trái ngoài nước; căn cứ vào thời hạn thanh toán nợ vay, có công trái ngắn hạn (dưới 1 năm), công trái trung hạn (từ 1 năm đến 5 năm), công trái dài hạn (từ 5 năm trở lên); căn cứ vào cấp chính quyền đứng ra tổ chức vay, có công trái của chính quyền trung ương (công trái Chính phủ), công trái của chính quyền địa phương.
Theo quy định của pháp luật, công trái được chia ra làm các loại sau:
+ Tín phiếu kho bạc: công trái có thời hạn dưới một năm được phát hành để huy động vốn bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước trong năm ngân sách;
+ Trái phiếu kho bạc: Công trái có thời hạn từ một năm trở lên, được ban hành để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước và chỉ đầu tư phát triển;
+ Trái phiếu công trình: công trái có thời hạn từ một năm trở lên, nguồn vốn huy động được sử dụng để đầu tư cho từng công trình cụ thể. Công trái có thể chuyển nhượng hoặc không chuyển nhượng, công trái bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
Công trái hay còn gọi là trái phiếu chính phủ được phát hành cho các chủ thể dưới đây:
+ Người Việt Nam trong và ngoài nước, người nước ngoài làm việc và sinh sống tại Việt Nam.
+ Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực và thành phần kinh tế kể cả các Ngân hàng Thương mại, các Tổ chức tín dụng, Công ty tài chính, Công ty Bảo hiểm, Quỹ bảo hiểm, Quỹ đầu tư…
+ Các hội và đoàn thể quần chúng.
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng nếu được Bộ Tài chính xem xét chấp thuận, được mua trái phiếu.
Đặc điểm của công trái/ trái phiếu
Bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp hoặc chính phủ đều có thể mua trái chủ hoặc trái phiếu. Trên trái phiếu có thể ghi tên trái chủ được gọi là trái phiếu ghi danh hoặc có thể không ghi tên thì được gọi là trái phiếu vô danh.
Người cho nhà phát hành trái phiếu vay tiền gọi là trái chủ. Trái chủ không chịu trách nhiệm nào về hiệu quả sử dụng vốn vay từ người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ thanh toán số nợ như đã cam kết trong hợp đồng cho vay.
Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (còn được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền công như: chính quyền (gọi là công trái hay trái phiếu chính phủ); kho bạc nhà nước (còn gọi là trái phiếu kho bạc).
Trái phiếu đem lại nguồn thu là tiền lãi. Đây là khoản thu cố định thường kỳ và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.
Bản chất của trái phiếu là chứng khoán nợ. Do đó khi công ty bị phá sản, giải thể thì cổ phần của công ty trước hết phải thanh toán cho những người nắm giữ trái phiếu trước đó. Được xem như là một nghĩa vụ bắt buộc. Sau khi trả nợ trái phiếu thì cổ phần mới được chia cho những cổ đông.
Mua trái phiếu Chính phủ có lợi gì?
Trái phiếu chính phủ (còn gọi là công trái hoặc công khố phiếu) là trái phiếu được phát hành bởi chính phủ một quốc gia. Trái phiếu Chính Phủ phát hành thông thường có những thông tin sau : Tổng giá trị trong đợt phát hành, hình thức trái phiếu có ghi sổ người mua hoặc không ghi sổ; tiền kỳ hạn sẽ hoàn trả vốn cho người mua (thông thường thấp nhất là 3 năm); lãi suất trả hàng năm cho người mua và mệnh giá phát hành (tại VN thấp nhất là 100.000 VNĐ).
Về lợi ích cơ bản, người mua sẽ được hưởng lãi suất đã công bố.
Một lợi ích quan trọng của Trái phiếu chính phủ là tính an toàn, thường được coi là không có rủi ro. Do vậy mặc dù lãi suất có thể thấp hơn tiền gửi ngân hàng hay đầu tư vào bất động sản và Chứng khoán thì trái phiếu Chính phủ luôn luôn được nhà đầu tư quan tâm.
Người nắm giữ trái phiếu còn có một lợi ích là tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ rất cao. Khi cần tiền, nhà đầu tư có thể bán hoặc thế chấp để chuyển thành tiền mặt rất nhanh hơn hẳn bất động sản và chứng khoán.
Ngoài ra, giá thị giá trái phiếu sẽ tăng nếu như các kênh đầu tư rủi ro như bất động sản và CK gặp khó khăn và ngược lại. Do vậy Trái phiếu chính phủ cũng có thể đem lại lợi nhuận gia tăng (và thua lổ) cho các nhà đầu tư khi mua – bán lại trái phiếu theo từng thời điểm.
Kết luận: Hiện nay công trái đã được thay thể bởi thuật ngữ trái phiếu Chính phủ, tuy nhiên thuật ngữ công phiếu vẫn được sử dụng ý nghĩa một khoản vay tín dụng nhà nước cho mục đích công. Công trái là một hình thức đầu tư có phần tin cậy lớn và mức độ rủi ro thấp. Khi tham gia vào quan hệ đầu tư này bên chủ thể đi vay sẽ là nhà nước. Người cho vay sẽ được đảm bảo tài sản của mình bằng uy tín của nhà nước và đặc biệt là ngân sách nhà nước.
Trên đây là câu trả lời chi tiết của Luật sư PhamLaw đã theo quy định của pháp luật hiện nay. Nếu quý bạn đọc còn vướng mắc ở bất kỳ chỗ nào vui lòng kết nối đến số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được tư vấn luật nhanh chóng nhất!
Xem thêm: