Đất cơ sở tôn giáo, đất tín ngưỡng
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. Trong Luật Đất đai năm 2013 có quy định cụ thể về từng loại đất trên. Để hiểu rõ hơn về đất cơ sở tôn giáo, đất tín ngưỡng, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016
Luật đất đai 2013
Nghị định 47/2014/NĐ-CP
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Phân biệt đất cơ sở tôn giáo và đất tín ngưỡng
Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì: “Đất cơ sở tín ngưỡng, đất cơ sở tôn giáo được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai”.
Đất cơ sở tôn giáo | Đất tín ngưỡng | |
Khái niệm | Khoản 1 Điều 159 Luật đất đai 2013: “1. Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động. 2. UBND cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo”. | Khoản 1 Điều 160 Luật đất đai 2013: “1. Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ. 2. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 3. Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. |
Về người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất. | Khoản 4 Điều 7 Luật đất đai 2013: “Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo”. | Khoản 3 Điều 7 và Điều 100 Luật đất đai 2013: “Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư”. |
Về việc Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. | Khoản 5 Điều 54 Luật đất đai 2013: “Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp”. | Khoản 5 Điều 54 chỉ quy định về việc “cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp thì được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất” chứ không quy định về “cộng đồng dân cư sử dụng đất có công trình đình. đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ”. |
Về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. | Khoản 1 Điều 59 Luật đất đai 2013: “UBND cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau: b) Giao đất đối với cơ sở tôn giáo”. | Khoản 2 Điều 59 Luật đất đai 2013: “UBND cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau: b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư”. |
Về điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. | Khoản 2 Điều 75 Luật đất đai 2013 quy định: “Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp” thì sẽ được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế-xá hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. | |
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. | Khoản 4 Điều 102 Luật đất đai 2013: “Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được Nhà nước cho phép hoạt động. b) Không có tranh chấp. c) Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004”. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo ghi tên cơ sở tôn giáo và địa chỉ nơi có cơ sở tôn giáo.
| Khoản 5 Điều 100 Luật đất đai 2013: “Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền. miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tín ngưỡng thì ghi tên của cộng đồng dân cư (do cộng đồng dân cư xác định, được UBND cấp xã xác nhận) và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư. |
Về nhận quyền sử dụng đất. | Khoản 1 Điều 169 Luật đất đai 2013: “1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau: c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 và điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này; trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này d) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất. | |
g) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất. i) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định. l) Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của TAND, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành. | ||
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất. | Điều 181 Luật đất đai 2013: “1. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này. 2. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.” | |
Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất. | Khoản 1 Điều 191 Luật đất đai 2013: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất”. | |
Thời hạn sử dụng đất | Sử dụng ổn định, lâu dài. (khoản 7, 8 Điều 125 Luật đất đai 2013) |
Như vậy, so với đất tín ngưỡng thì đất cơ sở tôn giáo vẫn được quy định chặt chẽ và cụ thể hơn trong pháp luật đất đai: từ chủ thể sử dụng đất (Luật đất đai 2013 không có quy định cụ thể cộng đồng dân cư được sử dụng đất tín ngưỡng mà thông qua Điều 100 ta mới thấy được quy định này). Đồng thời, việc cộng đồng dân cư được sử dụng cả đất tín ngưỡng (đất phi nông nghiệp) và đất nông nghiệp nhưng cũng không có quy định riêng cho từng trường hợp. Về việc Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì chỉ quy định: cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp và cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp, còn cộng đồng dân cư sử dụng đất phi nông nghiệp thì không thấy có quy định.
Tuy nhiên, 2 loại đất này có điểm chung, đó là:
Thứ nhất, đều là đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao (kể từ thời điểm sau 1/7/2004) hoặc đang được sử dụng với mục đích xây dựng chùa, nhà thờ, đình, đền, miếu,… Ngoài ra, chủ thể sử dụng đất cơ sở tôn giáo là tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động. Nếu tổ chức tôn giáo chỉ tồn tại mà không có sự cho phép hoạt động của Nhà nước thì tổ chức tôn giáo đó không được Nhà nước công nhận.
Thứ hai, quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo và tín ngưỡng đều bị hạn chế.
2. Bất cập của Luật đất đai 2013 khi quy định các vấn đề liên quan đến đất tôn giáo và đất tín ngưỡng
Thứ nhất, Quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng bị hạn chế: không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất khi bị Nhà nước thu hồi đất; không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất (tính từ thời điểm 1/7/2004).
Từ đó đặt ra vấn đề là một cá nhân hay tổ chức muốn hiến tặng đất cho cơ sở tôn giáo sau ngày 1/7/2004 thì phải làm thế nào? Điều này có làm hạn chế quyền định đoạt của các chủ thể sử dụng đất không? Và cũng theo quy định trên thì cơ sở tôn giáo được tổ chức, cá nhân tặng cho quyền sử dụng đất để làm cơ sở từ thiện sau 1/7/2004 sẽ không được bồi thường nếu nhà nước thu hồi; nhưng cá nhân, tổ chức khác khi nhận tặng cho đất sau thời điểm này thì lại được bồi thường. Điều này có tạo ra sự bất bình đẳng giữa cơ sở tôn giáo và các chủ thể sử dụng đất khác không? (theo Điều 5 Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất)
Thứ hai, không khống chế được diện tích tối thiểu hay diện tích tối đa khi giao đất cho cơ sở tôn giáo. Luật đất đai 2013 chỉ quy định rằng UBND cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất và nhu cầu của cơ sở tôn giáo để giao diện tích đất. Như vậy, có thể sẽ xảy ra trường hợp là cơ sở tôn giáo nào xin cấp đất trước thì sẽ được nhiều hơn, cơ sở tôn giáo nào xin đất sau thì sẽ được ít hơn hoặc không được cấp (vì quỹ đất đã hết). Điều này dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các cơ sở tôn giáo.
Trên đây là những thông tin về đất cơ sở tôn giáo, đất tín ngưỡng, nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.
Xem thêm: