Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm đảm bảo những quyền lợi mà người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng khi thất nghiệp. Quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp mà bạn được nhận có thể là được trả tiền mặt khi mất việc. Bên cạnh đó, loại bảo hiểm này còn có thể bao gồm cả bảo hiểm y tế và đào tạo nghề trong quãng thời gian bạn chờ và tìm công việc mới. Để hiểu rõ hơn về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật việc làm 2013

Bộ luật lao động 2019

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013, Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm này.

2. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Theo Điều 42 Luật Việc làm 2013, chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

Thứ nhất, Trợ cấp thất nghiệp;

Thứ hai, Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;

Thứ ba, Hỗ trợ Học nghề;

Thứ tư, Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

2.1 Trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp: Là khoản tiền cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động sau khi chấm dứt sử dụng lao động với người sử dụng lao động. Điều kiện được hưởng là trong vòng 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, người lao động không làm việc ở doanh nghiệp nào khác.

Các điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, gồm:

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng).

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

2.2 Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm

Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm là một trong các chế độ bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Theo Khoản 1 Điều 14 Luật Việc làm 2013, người lao động được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm khi thỏa mãn điều kiện sau:

– Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc

– Người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Khác với các chế độ bảo hiểm thất nghiệp khác, người lao động không cần phải đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp để được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm. Tuy nhiên, hoạt động hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm lại có ảnh hưởng tới việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Do người lao động có thể bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu có từ 03 lần được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm bởi trung tâm dịch vụ việc làm mà không tham gia dự tuyển, hoặc dự tuyển và trúng tuyển nhưng không nhận việc (tức, không nhận việc do trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu mà không có lý do chính đáng).

2.3 Hỗ trợ học nghề

Người lao động được hỗ trợ học nghề khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng những điều kiện như sau:

Thứ nhất: Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hoặc hợp đồng làm việc đúng theo quy định của pháp luật (những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định của pháp luật sẽ không đủ điều kiện để được hưởng các khoản hỗ trợ học nghề).

Thứ hai: Đã tiến hành nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong vòng 03 tháng kể từ ngày nghỉ việc.

Thứ ba: Chưa tìm kiếm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thứ tư: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, để được hỗ trợ học lái xe bảo hiểm thất nghiệp hoặc các nghề tương tự nằm trong danh mục các nghề được các cơ sở dạy nghề tổ chức giảng dạy thì người lao động cần phải đáp ứng đủ 04 điều kiện trên.

2.4 Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Hiện nay, mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được quy định tại Điều 4 Văn bản hợp nhất 3922/2020/VBHN-BLĐTBXH.

Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 01 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng. Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Văn bản hợp nhất 3922/2020/VBHN-BLĐTBXH được xem xét cụ thể như sau:

  • Đối với trường hợp khóa đào tạo được thực hiện tại cơ sở dạy nghề thì mức hỗ trợ kinh phí cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế, mức thu học phí của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nghề theo quy định của cơ sở dạy nghề nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Văn bản hợp nhất 3922/2020/VBHN-BLĐTBXH.
  • Đối với trường hợp khóa đào tạo do người sử dụng lao động thực hiện thì mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cụ thể của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Văn bản hợp nhất 3922/2020/VBHN-BLĐTBXH.
  • Đối với trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì mức hỗ trợ được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là ½ tháng, từ đủ 15 ngày trở lên thì tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

3. Ý nghĩa của chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp có ý nghĩa rất thiết thực trong cuộc sống, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Bảo hiểm thất nghiệp là công cụ giải quyết vấn đề thất nghiệp trong xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp có chức năng bảo vệ, bù đắp những tổn thất về mặt tài chính cho người lao động và giúp họ có khả năng cũng như cơ hội quay lại thị trường làm việc.

Thứ hai, Nhờ có bảo hiểm lao động, khi người lao động bị mất việc, chủ doanh nghiệp không phải mất phí trợ cấp mất việc làm cho người lao động nên họ sẽ sử dụng nguồn lao động thoải mái hơn, tạo động lực phát triển sản xuất.

Thứ ba, Người lao động được hướng dẫn, tư vấn miễn phí về lao động, việc làm cũng như được dạy nghề miễn phí, hướng dẫn các thủ tục để hưởng lợi của bảo hiểm thất nghiệp bởi các trung tâm giới thiệu việc làm.

Thứ tư, Người lao động cũng được hỗ trợ dạy nghề sơ cấp miễn phí với thời hạn không quá 06 tháng tại các cơ sở dạy nghề.

Thứ năm, Người lao động được đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ để hưởng những trợ cấp thất nghiệp khi mất việc hay khi chấm dứt hợp đồng làm việc. Sau khi mất việc, dừng hợp đồng lao động sẽ được nhận sổ bảo hiểm xã hội. Người thất nghiệp được nhận trợ cấp theo quy định, được hưởng trợ cấp 1 lần khi tìm được việc làm, bên cạnh đó còn được thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu muốn. Đồng thời, người lao động được dùng thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp mà không phải đóng phí bảo hiểm y tế trong thời gian bạn đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Hy vọng bài viết trên đây của Phamlaw sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật mới nhất. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 1900 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Luật Phamlaw còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline 091 611 0508 hoặc 097 393 8866, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.

 

5/5 - (1 bình chọn)