Xử phạt khi doanh nghiệp nợ lương người lao động

Xử phạt khi doanh nghiệp nợ lương người lao động

Công ty Luật TNHH Phamlaw có nhận được câu hỏi từ bạn có email thutran…@gmail.com với nội dung câu hỏi như sau:

Tôi đã nghỉ việc tại Công ty A nhưng công ty còn nợ 05 tháng lương của tôi. Tôi đã nhiều lần liên lạc và đến công ty để yêu cầu thanh toán lương nhưng không được giải quyết. Công ty giải thích còn nhiều khó khăn và không có tiền để trả. Vậy xin Luật sư tư vấn cho tôi phải làm cách nào khi Công ty nợ lương? Rất mong Luật sư có thể tư vấn giúp tôi. Cảm ơn Luật sư!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật PhamLaw. Với câu hỏi của bạn, Phamlaw xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Bộ luật lao động 2019

Nghị định 12/2022/NĐ-CP

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Nguyên tắc trả lương cho người lao động

Căn cứ tại Điều 94 Bộ luật lao động 2019 quy định về Nguyên tắc trả lương như sau:

Thứ nhất, Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

Thứ hai, Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

2. Thời gian nợ lương tối đa của doanh nghiệp đối với NLĐ

Xu Phat Khi Doanh Nghiep No Luong Nguoi Lao Dong Png
Xử phạt khi doanh nghiệp nợ lương người lao động

Căn cứ tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019, trong trường hợp vì lý do bất khả kháng mà doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày.

Từ quy định này có thể xác định thời gian nợ lương tối đa của doanh nghiệp đối với cá nhân là 30 ngày kể từ ngày nhận lương được ấn định trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, cần lưu ý điều kiện để doanh nghiệp có thể áp dụng điều khoản này trong việc nợ lương là buộc phải “vì lý do bất khả kháng” và doanh nghiệp đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể thực hiện được nghĩa vụ trả lương đúng hạn.

3. Bồi thường khi doanh nghiệp chậm trả lương cho NLĐ

Căn cứ tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định trong trường hợp trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì doanh nghiệp phải đền bù cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản trả lương cho NLĐ công bố tại thời điểm trả lương.

Như vậy, doanh nghiệp chỉ được nợ lương NLĐ nếu được xác định rơi vào trường hợp bất khả kháng. Đồng thời, việc chậm lương từ 15 ngày trở lên, doanh nghiệp sẽ phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất phải bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm với mức lãi được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng.

4. Mức phạt khi doanh nghiệp chậm trả lương cho NLĐ

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với doanh nghiệp có hành vi trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật như sau:

Thứ nhất, Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 NLĐ;

Thứ hai, Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 NLĐ;

– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 NLĐ;

– Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 NLĐ;

– Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 NLĐ trở lên.

Theo đó, tùy theo số lượng nhân viên mà doanh nghiệp chậm trả lương, mức phạt đối với hành vi trả lương không đúng hạn, không trả lương có thể dao động từ thấp nhất là 5.000.000 đồng đến cao nhất là 50.000.000 đồng.

5. Doanh nghiệp không trả lương, người lao động cần làm gì?

Theo quy định pháp luật hiện hành thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải trả lương trực tiếp; đầy đủ; đúng hạn cho người lao động (NLĐ). Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì NSDLĐ có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp NSDLĐ được phép chậm lương NLĐ. Đó là vì lý do bất khả kháng mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn. Khi đó doanh nghiệp chỉ được chậm lương không quá 30 ngày.

Trường hợp của bạn, Công ty trình bày lý do đang gặp khó khăn và không có tiền thì không phải trường hợp bất khả kháng để trì hoãn trả lương. Cho nên, việc bạn đã nghỉ việc tại Công ty mà công ty nợ lương 05 tháng là vi phạm quy định pháp luật. Nếu công ty vẫn tiếp tục không trả lương, bạn có thể sử dụng một trong các cách sau đây:

Thứ nhất, thỏa thuận với công ty yêu cầu trả lương

Người lao động có thể thỏa thuận với công ty về việc thanh toán lương cho NLĐ. Việc thương lượng sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng, tránh thực hiện các thủ tục tại cơ quan nhà nước; Luật Phamlaw sẽ hỗ trợ bạn trong việc soạn thảo đơn yêu cầu làm việc; Nhận đại diện theo uỷ quyền để tiến hành giải quyết nợ lương.

Thứ hai, gửi đơn khiếu nại khi công ty không ty không trả lương

Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận chung, người lao động có thể khiếu nại hành vi không trả lương của người lao động tới chính người sử dụng lao động (khiếu nại lần 01) và khiếu nại lên Chánh Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (khiếu nại lần 02) theo Điều 5 và Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Thứ ba, tố cáo hành vi nợ lương của công ty tới cơ quan, cá nhân có thẩm quyền

Căn cứ tại khoản 1, Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có quyền tố cáo trực tiếp tới cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi nợ lương của công ty.

Cụ thể, thẩm quyền giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 39 và Điều 41 Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:

Một, Chánh Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Hai, Chánh Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét, xử lý tố cáo mà Chánh Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã giải quyết nhưng vẫn có tố cáo tiếp hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết; xử lý những vụ việc tố cáo được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao.

Thứ tư, Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động

Căn cứ tại khoản 1, Điều 190 Bộ luật lao động năm 2019, thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết là 06 tháng kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp từ người lao động. Tại phiên họp hòa giải, người lao động phải có mặt hoặc ủy quyền cho người khác tham gia. Tại đây, các bên sẽ thống nhất phương án giải quyết với nhau, khi đó:

  • Trường hợp không thỏa thuận được, người lao động có thể xem xét phương án mà hòa giải viên lao động đưa ra;
  • Trường hợp hòa giải không thành hoặc thành nhưng người sử dụng lao động không thực hiện hoặc hết thời hạn giải quyết thì người lao động có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết

Thứ năm, NLĐ khởi kiện tại Tòa án

Căn cứ tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật lao động năm 2019, tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa án. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Nếu bạn lo lắng thủ tục tại Tòa án tốn nhiều thời gian, chi phí và bạn không đủ khả năng thực hiện. Luật Phamlaw sẽ tư vấn, hỗ trợ giúp bạn thực hiện thủ tục giải quyết tại Tòa án nhanh gọn. Các giấy tờ pháp lý được soạn thảo nhanh chóng, chính xác. Qua đó giúp bạn tiết kiệm thời gian khi phải sửa hồ sơ, công văn phúc đáp, tiết kiệm cho bạn chi phí in ấn, chi phí đi lại và các chi phí khác.

Hy vọng bài viết trên đây của Phamlaw đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 1900 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Luật Phamlaw còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline 091 611 0508 hoặc 097 393 8866, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xử phạt khi doanh nghiệp nợ lương người lao động – Luật Phamlaw

5/5 - (1 bình chọn)