Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Hỏi: Xin chào luật sư PhamLaw, hiện nay tôi đang có nhu cầu đăng ký bản quyền cho tác phẩm mới của mình, nhưng không biết thời hạn Nhà nước bảo hộ cho tác phẩm mới của tôi là bao lâu? Kính mong công ty luật Phamlaw sớm phúc đáp.
Giải đáp: Ban tư vấn pháp luật PhamLaw cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Chúng tôi xin phúc đáp thắc mắc của Quý khách hàng như sau:
Bản quyền hay quyền tác giả, tác quyền là khái niệm để chỉ chung một tập hợp những độc quyền của một tác giả đối với tác phẩm của họ, được Nhà nước công nhận và bảo hộ. Tuy nhiên, pháp luật Nhà nước cũng quy định thời hạn bảo hộ là khác nhau với từng loại quyền khác nhau, có những quyền tác giả được bảo hộ vô thời hạn, nhưng cũng có những quyền chỉ được Nhà nước bảo hộ trong một thời gian nhất định. Cụ thể:
Quyền được bảo hộ vô thời hạn
- Quyền đặt tên cho tác phẩm;
- Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng
- Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả
Quyền được bảo hộ có thời hạn
- Quyền nhân thân: quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm đây sẽ là quyền được bảo hộ trong thời hạn 50 năm.
- Quyền tài sản: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các quyền tài sản mà pháp luật quy định thời hạn bảo hộ dài ngắn là khác nhau. Những tác phẩm có đặc điểm khác nhau về quá trình hình thành, giá trị khác nhau nên thời hạn bảo hộ cũng khác nhau. Cụ thể:
Thứ nhất, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Cần lưu ý như sau, trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình thì:
+) Nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình.
+) Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính như sau: suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo, trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Đối với những tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh được công bố thời hạn bảo hộ sẽ dài hơn so với tác phẩm không được công bố. Khi được công bố thì sẽ tính từ thời điểm tác phấm được công bố, còn không được công bố tính từ thời điểm tác phấm được hình thành. Đây chính là thời điểm khác nhau xác định thời điểm bảo hộ ở trường hợp này.
Thứ hai, Tác phẩm không thuộc loại hình nên trên thì có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.Trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Việc quy định như trên nhằm đảm bảo thời hạn bảo hộ hiệu quả cho từng loại tác phẩm.
- Căn cứ pháp lý:
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung 2009
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan
Trên đây là phúc đáp của PhamLaw đối với thắc mắc về Thời hạn bảo hộ quyền tác giả của quý khách.
Để đảm bảo an toàn pháp lý và tránh những tranh chấp xảy ra trong quá trình đăng ký, quý khách có thể sử dụng dịch vụ pháp lý, hỗ trợ của PhamLaw. Là một đơn vị uy tín với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ có chuyên môn, chúng tôi luôn hỗ trợ khách hàng giải quyết công việc với tốc độ nhanh chóng và chi phí tiết kiệm. Xin liên hệ số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được hỗ trợ dịch vụ
Khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật nhanh chóng và miễn phí xin liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật: 19006284
———————
Phòng tư vấn dịch vụ thủ tục hành chính – Luật Phamlaw