Khái niệm hoạt động thương mại và sự ra đời của Luật thương mại

1.      Khái niệm thương mại    

Ban đầu “thương mại” được hiểu là hoạt động mua bán hàng hóa nhắm mục đích kiếm lời về sau cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế xã hội khái niệm thương mại đã được mở rộng hơn

Những hoạt động như:
Cung ứng dịch vụ du lịch?
Công ty tư vấn Luật?
Công ty quảng cáo?
Có phải là hoạt động thương mại không?

Hoạt động thương mại

Thật vậy không phải hoạt động mua bán hàng hóa nhưng hoạt động cung ứng dịch vụ (cung cấp tour du lịch, tư vấn pháp lý, quảng cáo sản phẩm) của các cty du lịch, cty tư vấn luật, cty quảng cáo điều là nghề nghiệp chính của cty đó, họ làm những dịch vụ này cũng nhằm mục đích lợi nhuận
Như vậy hoạt động thương mại không chỉ là mua bán hàng hóa và định nghĩa hoạt động thương mại theo Luật thương mại 2005 đã được mở rộng hơn “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”(điều 3-LTM 2005)

 2Sự ra đời của luật thương mại

Hoạt động thương mại là nghề nghiệp chính của các chủ thể kinh doanh nên họ đòi hỏi phải có khung pháp lý chặt chẽ, cụ thể rõ ràng giúp họ giao kết thực hiện hợp đồng dễ dàng thuận tiện.
Trong hoạt động thương mại, giữa các chủ thể trong sẽ có hành vi tiêu cực đối với nhau để trục lơi. Vì thế họ cần pháp luật bảo vệ trước đối thủ cạnh tranh và chính họ cũng phải chịu sự quản lý, giám sát của nhà nước, chịu chế tài của pháp luật khi xâm hại lợi ích khách hàng, ảnh hưởng trật tự xã hội.

Từ những lý do cơ bản nêu trên cho thấy sự ra đời của luât thương mại là hết sức cần thiết cho quy luật phát triển chung của tổng hòa các giao dịch trong xã hội hiện nay.

2/5 - (3 bình chọn)