Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại

Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại

Hoạt động thương mại là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:

– Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. (Theo khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005)

– Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. (Theo khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại 2005)

– Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. (Theo khoản 10 Điều 3 Luật Thương mại 2005)

– Các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác bao gồm:

+ Gia công hàng hóa

+ Đấu giá hàng hóa

+ Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

+ Dịch vụ Logistics

+ Dịch vụ quá cảnh hàng hóa

+ Dịch vụ giám định

+ Cho thuê hàng hóa

+ Nhượng quyền thương mại,…

Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại

Theo Luật Thương mại 2005, có 6 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại được quy định từ Điều 10 đến Điều 15, cụ thể như sau:

Cac Nguyen Tac Trong Hoat Dong Thuong Mai
Các nguyên tắc trong hoạt động thương mại

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

“Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.”

Điều 10 Luật Thương mại năm 2005

Đây là nguyên tắc chung của tất cả các hoạt động trong một  xã hội có Nhà nước. Theo đó, thương nhân được thành lập hợp pháp, hoạt động theo pháp luật. Trong các hoạt động kinh doanh hay giải quyết tranh chấp, các thương nhân hoạt động bình đẳng, không có hành vi thiên vị nào. Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ này được Nhà nước bảo vệ bằng các văn bản pháp luật khác và bằng hoạt động áp dụng pháp luật trên thực tế.

Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại

Điều 11 Luật Thương mại năm 2005 quy định:

  1. Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.

  2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào.

Nội dung quy định trên là cho phép các bên được tự do thực hiện các hoạt động thương mai. Yêu cầu của tiêu chí này là các hành vi không được trái với quy định pháp luật; thuần phong mĩ tục; đạo đức xã hội.

Ngoài ra, cần tôn trọn tiêu chí tự nguyện của một hoạt động thương mại. Pháp luật ngăn cấm hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa; ngăn cản các bên.

Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên

Điều 12 Luật Thương mại năm 2005 quy định:

“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.”

Quy định trên cho phép các bên áp dụng những thói quen xác lập từ trước giữa hai bên. Điều này giúp việc thực hiện các hoạt động thương mại được thuận tiện, dễ dàng. Nguyên tắc này cũng tương tự như việc áp dụng tập quán trong các hoạt động thương mại.

Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại

Điều 13 Luật Thương mại năm 2005 quy định:

“Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thỏa thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật Dân sự.”

Tập quán thương mại là một nguồn điều chỉnh hoạt động thương mại rất phổ biến và hiệu quả. Do xuất phát từ các thương nhân, nên các hoạt động sẽ chịu điều chỉnh phần lớn theo các tập quán thương mại. Vì vậy, việc áp dụng tập quán thương mại vào hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại là rất cần thiết. Tương tự như trên, pháp luật cho phép các bên áp dụng các tập quán thương mại để tạo thuận lợi cho các thương nhân.

Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng

Điều 14 Luật Thương mại năm 2005 ghi nhận:

1. Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.

2. Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh.

Mục đích của hoạt động thương mại là cung cấp các dịch vụ; hàng hóa; … cho khách hàng. Do đó, bảo vệ lợi ích khách hàng là yêu cầu tiên quyết. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng; bảo vệ sức khỏe; niềm tin;… của khách hàng.

Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại

Điều 15 Luật Thương mại năm 2005 quy định:

“Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.”

Đây là nguyên tắc mới nhằm đáp ứng sự phát triển của công nghệ. Pháp luật dân sự thừa nhận giá trị pháp lý của một số văn bản điện tử. Do đó, hiện nay có nhiều giao dịch đã được thực hiện trên không gian mạng. Ví dụ, việc ký kết các hợp đồng bằng chữ ký điện tử  Điều này nhằm tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 19006284 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Phamlaw còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

4.3/5 - (3 bình chọn)