Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp lao động

Dịch vụ Luật sư đại diện giải quyết tranh chấp lao động (tranh chấp về lao động, yêu cầu về lao động) được Luật sư Công ty Luật Phamlaw cung cấp và thực hiện theo phạm vi và quy trình giải quyết như sau:

>>> Tư vấn luật miễn phí

1. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

1.1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

1.2. Tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, bao gồm:

a) Về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác;

b) Về việc thực hiện thoả ước lao động tập thể;

c) Về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn.

1.3. Các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định.

2. Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

2.1. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

2.2. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài.

2.3. Các yêu cầu khác về lao động mà pháp luật có quy định.

2.  Quy trình thực hiện của Luật sư đại diện giải quyết tranh chấp lao động được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc và các chứng cứ, giấy tờ liên quan đến vụ việc tranh chấp về Lao động thực tế khi đương sự yêu cầu.

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp về Lao động.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật để thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ tham gia giải quyết tranh chấp về Lao động và tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án Lao động.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia giải quyết tranh chấp Lao động và tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh chấp liên quan đến Lao động.

Bước 5: Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp và tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án về Lao động.

=>> Hỗ trợ qua tổng đài tư vấn pháp luật

=========================
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.

Công ty tư vấn Luật Phamlaw

Tầng 5M, tòa nhà Bình Vượng
số 200, đường  Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 
Hotline: 097.393.8866; Tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu 1900 2118
Email : pham.lawyer8866@gmail.com

5/5 - (1 bình chọn)