Phân loại cổ đông trong công ty cổ phần
Chúng ta vẫn thường thấy một sứ mạng, “Những con người phụ thuộc lẫn nhau kết hợp nỗ lực cá nhân với nỗ lực của người khác để đạt được thành công lớn nhất”. Trong nền kinh tế thị trường và chuyên môn hoá sản xuất thì “ liên kết, hợp tác” chính là biểu hiện của cạnh tranh và hàm chứa một thông điệp phát triển. Cổ đông trong công ty cổ phần chính là một minh chứng cho điều đó. Cổ đông là yếu tố quan trọng tạo nên Công ty cổ phần. Vậy cổ đông là gì? Phân loại cổ đông trong công ty cổ phần ra sao? Kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Phamlaw chúng tôi.
1. Thế nào cổ đông?
Cổ đông (Shareholder) là thuật ngữ quen thuật trong những năm gần đây. Họ là cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần vốn góp của công ty cổ phần. Về bản chất, cổ đông là chủ thể đồng sở hữu công ty cổ phần chứ không phải là chủ nợ của công ty đó. Do vậy, quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quả hoạt động thực tế của doanh nghiệp và cũng gắn liền với tỷ lệ cổ phần mà họ nắm giữ. Khi nắm trong tay một số cổ phần đủ lớn họ có thể bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty.
Tại khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định cổ đông trong công ty cổ phần là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.
Thứ nhất, cổ đông là cá nhân. Không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 đều có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty cổ phần; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần.
Thứ hai, cổ đông là tổ chức. Điều kiện tất cả các tổ là pháp nhân. Nhóm này bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính nếu không thuộc đối tượng bị cấm đều có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty cổ phần, có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần.
Tiếp theo, pháp luật doanh nghiệp quy định một chủ thể phải sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần thì mới được gọi là cổ đông. Như vậy, cổ đông có thể tham gia góp vốn trực tiếp theo mệnh giá cổ phần hoặc mua cổ phần thông qua thị trường chứng khoán thì đều có cơ hội trở thành cổ động của công ty cổ phần. Tuy nhiên trên thực tế, ít có chủ thể nào mà chỉ sở hữu 01 cổ phần của công ty cổ phần bởi mệnh giá cổ phần thường không cao đến mức không thể mua.
Ví dụ: thị trường chứng khoán Việt Nam có 02 Sở giao dịch chứng khoán là Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (thường gọi HoSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (thường gọi là HNX, và sản giao dịch chứng khoán UPCoM thuộc trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là sàn giao dịch “trung chuyển”.
Khối lượng giao dịch tối thiểu trên sàn HoSE và sản HNX là 100 cổ phiếu, trên HNX là 100 cổ phiếu. Tức là, nếu muốn mua cổ phiếu của những doanh nghiệp niêm yết tại các sản trên thì nhà đầu tư phải mua ít nhất 100 cổ phiếu và bội số của 100 như 200, 300, 1.000 hoặc nhiều hơn.
Giả sử, một cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC niêm yết trên sàn HoSE là 10.000 đồng, thì nhà đầu tư cần tối thiểu là 10.000 đồng x 100 = 1.000.000 đồng (có thể cộng với một số tiền phí). Như vậy, với khoảng 1.000.000 đồng nhà đầu tư đã nắm giữ được 100 cổ phiếu của FLC niêm yết trên sàn HoSE.
Mệnh giá là một quy định đặc biệt chỉ áp dụng đối với cổ phần chứ không áp dụng đối với phần vốn góp. Mệnh giá chính là giá trị danh nghĩa của một cổ phần. Theo định tại khoản 2 Điều 13 Luật chứng khoán 2019 thì: “Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.”. Tổng mệnh giá các cổ phần do một cổ đông nắm giữ thể hiện giá trị phần sở hữu cổ đông trong vốn điều lệ của công ty cổ phần.
Trong quá trình áp dụng Luật chứng khoán 2006, thực tiễn cho thấy chưa có các quy định trong trường hợp giá chào bán cổ phần không dẫn chiếu tới mệnh giá. Trường hợp giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất thấp hơn mệnh giá thì có khả năng xảy ra là giá chào bán cổ phần thấp hơn mệnh giá. Trên thực tế đã có trường hợp được ghi nhận tại thị trường Việt Nam, một số công ty cổ phần phát hành cổ phần thấp hơn mệnh giá và được Ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận. Để giải quyết vấn đề này tại khoản 3 Điều 13 Luật chứng khoán 2019 quy định: “Trường hợp giá chứng khoán của tổ chức phát hành trên hệ thống giao dịch chứng khoán thấp hơn mệnh giá, tổ chức phát hành được chào bán chứng khoán với giá thấp hơn mệnh giá.” Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện cho các công ty đại chúng có thể chào bán chứng khoán theo thực tế giá trị cổ phiếu của công ty mình.
Cổ đông sáng lập là người góp vốn cổ phần, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần, sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Khi công ty cổ phần mới thành lập phải có tối thiểu ba cổ đông sáng lập; còn công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước hoặc từ công ty TNHH hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác thì không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.
Nếu trong trường hợp không có cổ đông sáng lập, Điều lệ công ty cổ phần trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.
Trong trường hợp có cổ đông sáng lập thì các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
Tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp quy định về các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
2. Phân loại cổ đông trong công ty cổ phần
Trên thực tế, cổ đông thường được phân biệt bằng quyền cũng như nghĩa vụ gắn liền với loại cổ phiếu mà họ sở hữu. Cụ thể:
– Cổ đông sáng lập là người góp vốn cổ phần, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần. Những công ty cổ phần mới thành lập phải có tối thiểu 03 cổ đông sáng lập.
Trước đây, theo khoản 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì: Cổ đông sáng lập là cổ động sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần”. Trong khi đó theo khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì: Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
– Cổ đông đặc biệt là cổ đông (thường là Nhà nước) mặc dù chỉ nắm một số lượng cổ phần rất ít ỏi, đôi khi chỉ mang tính chất tượng trưng nhưng có quyền phủ quyết trong một số quyết sách quan trọng (được quy định trong Điều lệ công ty) của công ty cổ phần. Loại cổ đông này còn gọi là cổ đông ưu đãi biểu quyết và loại cổ phần mà cổ đông đặc biệt nắm giữ gọi là cổ phần vàng.
– Cổ đông ưu đãi là những cổ đông được ưu tiên một quyền nào đó (thường là quyền hưởng một tỷ lệ cổ tức có định trước khi lợi nhuận được phân phối cho các cổ đông khác, quyền nhận lại giá trị của cổ phần khi có yêu cầu…). Đi kèm với quyền ưu tiên, cổ động ưu đãi thường bị hạn chế số quyền khác (ví dụ quyền ứng cử vào bộ máy quản trị của công ty, quyền biểu quyết…).
Một cách phân loại khác là căn cứ tỷ lệ cổ phần mà cổ đông nắm giữ, theo cách này cổ động được phân loại thành cổ đông lớn và cổ đông thiểu số. Tỷ lệ để có thể coi là cổ đông lớn thường do Điều lệ công ty cổ phần quy định trên cơ sở tuân thủ luật pháp. Vấn đề cổ đông thiểu số và bảo vệ cổ đông thiểu số luôn là tâm điểm của nhiều tranh luận trong thời gian qua
Nếu căn cứ vào các quyền và khả năng đảm bảo các quyền của cổ đông, có thể chia làm hai nhóm quyền lớn. Một là, các quyền mang tính phòng ngừa (prevention rights), chẳng hạn như các quyền về tài sản, về dự họp, biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông, quyền được thông tin; hai là, các quyền tính khắc phục (remedy rights), chẳng hạn như các quyền yêu cầu hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông, quyền khởi kiện người quản lý công ty khi họ vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại cho công ty hoặc cổ đông. Luật doanh nghiệp năm 2020 không chia quyền của cổ đông thành các nhóm quyền mà liệt kê các quyền theo thứ tự tại các điều 115, 116, 117, 118, 123, 124, 125, 132.
2.1 Cổ đông phổ thông
Căn cứ khoản 1 Điều 115 Luật doanh nghiệp 2020, quy định cổ động phổ thông có các quyền sau:
– Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
– Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
– Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
– Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;
– Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
– Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
Đối với trường hợp Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:
– Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;
– Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 115 Luật doanh nghiệp 2020;
– Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
– Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Một trường hợp đặc biệt khác là cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật doanh nghiệp năm 2020 có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ động trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 115 Luật doanh nghiệp 2020.
2.2 Cổ đông sáng lập
Theo định nghĩa theo khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì: Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
Như vậy, cổ đông sáng lập theo Luật doanh nghiệp năm 2020 là cổ động phổ thông sở hữu “ít nhất một cổ phần phổ thông”. Tuy nhiên, có điểm khác biệt cơ bản của họ với cổ động phổ thông khác là họ “ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần. Trong khi đó, cổ đông phổ thông không có “vinh dự” này. Bên cạnh đó thì điểm khác biệt giữa cổ đông sáng lập và cổ động phổ thông chính là quyền và nghĩa vụ được quy định giữa các nhóm này.
Căn cứ Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 quy định cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập, như sau:
– Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.
– Các hạn chế quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây:
+ Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;
+ Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2020: Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Như vậy, với tính đặc thù của mình mà việc phân loại cổ đông trong công ty cổ phần sẽ có những quyền và nghĩa vụ khác biệt so với cổ đông khác.
Trên đây là bài viết về Phân loại cổ đông trong công ty cổ phần? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.
xem thêm:
- Những vấn đề họp Đại hội đồng cổ đông CTCP
- Điểm mới về quyền của cổ đông phổ thông Luật Doanh nghiệp 2020
- Đặc điểm về cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần
- Cổ đông phổ thông trong Công ty Cổ phần Luật Doanh nghiệp