Quy định mới về văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Quy định mới về văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong sở hữu trí tuệ là một loại giấy tờ để xác lập, chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,… Hơn nữa đây còn là một nguồn chứng cứ quan trọng khi có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp vì văn bằng bảo hộ đã ghi nhận mọi thông tin về chủ sở hữu, đối tượng, phạm vi bảo hộ, thời hạ bảo hộ… Để hiểu rõ hơn về văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Luật Phamlaw xin giới thiệu bài viết sau:

Quy Dinh Moi Ve Van Bang Bao Ho Quyen So Huu Cong Nghiep
Quy định mới về văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

1. Quy định mới về văn bằng bảo hộ như sau:

Khoản 25 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 có đưa ra định nghĩa văn bằng bảo hộ như sau: Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.

Qua đó có thể thấy quyền sở hữu công nghiệp có bảy đối tượng là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh nhưng chỉ có năm đối tượng cần cấp văn bằng bảo hộ: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Vậy những đối tượng này sẽ được pháp luật bảo hộ khi được cấp văn bằng bảo hộ. Còn hai đối tượng còn lại được pháp luật bảo hộ khi:

Tên thương mại: xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.

Bí mật kinh doanh: xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

Văn bằng bảo hộ đối với mỗi loại đối tượng quyền sở hữu công nghiệp lại mang một nội dung đặc trưng riêng. Cụ thể:

  • Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu; tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ.
  • Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.

2. Các loại văn bằng bảo hộ

Tùy từng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, tên văn bằng bảo hộ lại được gọi khác nhau, cụ thể:

  • Đối với sáng chế: Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
  • Đối với kiểu dáng công nghiệp: Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
  • Đối với thiết kế bố trí: Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
  • Đối với nhãn hiệu: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
  • Đối với chỉ dẫn địa lý: Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

3. Hiệu lực văn bằng bảo hộ

Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Tùy thuộc vào loại đối tượng quyền sở hữu công nghiệp mà hiệu lực văn bằng lại khác nhau. Cụ thể được quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019:

  • Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
  • Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây: Một, kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn. Hai, kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. Ba, kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.

Để văn bằng bảo hộ không bị chấm dứt hiệu lực thì chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí duy trì và gia hạn văn bằng bảo hộ. Cụ thể (Điều 94 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019):

  • Để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực.
  • Để gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.

Lệ phí duy trì và lệ phí gia hạn văn bằng bảo hộ được quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC. Cụ thể mức lệ phí được quy định như sau:

  • Lệ phí duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: 100 nghìn đồng /năm.
  • Lệ phí hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 100 nghìn đồng/ năm

Trên đây là tổng hợp các Quy định mới về văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Quý khách hàng còn vướng mắc có thể kết nối tổng đài 1900 của Phamlaw. Để được hỗ trợ các dịch vụ: Đăng ký mới/Gia hạn…văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, hoặc các dịch vụ khác về Sở hữu trí tuệ, vui lòng kết nối hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508, Phamlaw sẵn sàng phục vụ.

Xem thêm: Thủ tục xin cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

——————-

Phòng thủ tục hành chính – Luật Phamlaw

5/5 - (1 bình chọn)