Quy trình, thủ tục đăng ký sáng chế theo quy định mới
Sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên (theo Luật sở hữu trí tuệ). Trong thời đại công nghệ như hiện nay, việc đưa một sáng chế vào giải quyết công việc theo một phương pháp mới rất được khuyến khích. Sáng chế có khả năng ứng dụng cao không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho việc thực hiện các công việc mà còn mang lại nhiều lợi ích không nhỏ cho chủ sở hữu sáng chế. Đây chính là nguyên nhân mà sáng chế là một trong những đối tượng được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ. Vậy một sáng chế làm thế nào để được pháp luật công nhận? Bài viết dưới đây PHAMLAW xin tư vấn một cách tổng quát về thủ tục đăng ký sáng chế.
I. Điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế
Tổ chức, cá nhân có thể thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Tác giả sáng tao sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới các hình thức giao việc, thuê việc (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với các quy định của pháp luật);
- Đối với các đối tượng xin bảo hộ do nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau sáng tạo ra hoặc đầu tư để sáng tạo thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký, tuy nhiên quyền đăng ký chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đồng ý;
- Sáng chế được bảo hộ trong trường hợp được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách Nhà nước;
- Để được cấp Bằng độc quyền sáng chế, đối tượng xin bảo hộ phải đáp ứng các yêu cầu: có tính mới; có trình độ sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp;
- Để được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, đối tượng xin bảo hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau: có tính mới; có khả năng áp dụng công nghiệp
II. Thành phần hồ sơ
Để thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế, hồ sơ cần có các giấy tờ, văn bản sau:
- Tờ khai đăng ký sáng chế – 02 bản;
- Bản mô tả sáng chế – 02 bản, bao gồm cả hình vẽ (nếu có);
- Yêu cầu bảo hộ sáng chế – 02 bản;
- Các tài liệu liên quan (nếu có);
- Chứng từ đã nộp phí, lệ phí.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
III. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế
Để đăng ký sáng chế, chủ thể muốn thực hiện việc đăng ký thực hiện thủ tục theo các quy trình sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ thể có nhu cầu đăng ký sáng chế có thể nộp đơn qua hai còn đường: gửi qua bưu điện hoặc nộp đơn trực tiếp tới Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở tại Thành phố Hà nội và hai văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức hồ sơ
Cán bộ chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ về mặt hình thức – kiểm tra về thành phần hồ sơ. Từ việc thẩm định sẽ đưa ra kết luận về tính pháp lý của hồ sơ.
Từ kết quả trên, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo thuộc hai trường hợp sau:
Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp thuận đơn đăng ký sáng chế của chủ thể đã nộp đơn;
Trường hợp hồ sơ không hợp kệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
Bước 3: Thẩm định nội dung hồ sơ
Đối với những hồ sơ đã nhận được thông báo chấp thuận của Cục Sở hữu trí tuệ thì sẽ tiếp tục được thẩm định về mặt nội dung. Để được thẩm định về mặt nội dung, chủ thể nộp hồ sơ cần gửi yêu cầu về thẩm định hồ sơ về mặt nội dung. Cục Sở hữu trí tuệ sau khi nhận được yêu cầu sẽ tiến hành việc thẩm định nội dung bằng việc đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ gồm có:
- Tính mới của đối tượng;
- Trình độ sáng tạo;
- Khả năng áp dụng công nghiệp của đối tượng xin được bảo hộ.
Qua việc thẩm định nội dung như trên, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Sau quá trình thẩm tra nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra hai kết quả như sau:
Nếu đối tượng nêu trong đơn đăng ký không đủ điều kiện để được bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
Nếu đối tượng nêu trong đơn đăng ký đã đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, người nộp đơn cũng đã thực hiện việc nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bản bảo hộ. Đối tượng được bảo hộ sẽ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
- Thời hạn giải quyết:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký sáng chế;
- Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên hoặc tháng thứ 2 từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung;
- Thẩm định nội dung: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức hoặc cá nhân có sáng chế muốn đăng ký bảo hộ;
- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
- Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích (đối với hồ sơ nhận được quyết định cấp văn bằng bảo hộ).
- Lệ phí
– Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.
– Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.
– Phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng.
– Phí tra cứu: 120.000 đồng.
– Lệ phí cấp bằng: 120.000 đồng.
– Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.
IV. Căn cứ pháp lý của thủ tục đăng ký sáng chế
– Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009;
– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
– Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
V. Công việc PHAMLAW sẽ thực hiện khi Quý khách sử dụng dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế.
Ngày nay, việc đưa các sáng chế vào ứng dụng trong cuộc sống trở nên ngày càng phổ biến. Một sáng chế được đưa vào ứng dụng không chỉ hỗ trợ các công việc được thực hiện trên một tầng cao mới mà còn mang lại những lợi ích về nhiều mặt cho chủ thể sáng tạo ra sáng chế. Chính vì đặc thủ này mà sáng chế là một trong những đối tượng được pháp luật bảo hộ, với mục đích bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho chủ thể đăng ký bảo hộ sáng chế Do đó, nếu Quý khách có sáng chế mong muốn được bảo hộ nhưng chưa biết phải làm thế nào để đăng ký bảo hộ sáng chế thì PHAMLAW có thể hỗ trợ cho Quý khách. PHAMLAW với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý có sự am hiểu kỹ lưỡng về pháp luật sở hữu trí tuệ cũng như có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện thủ tục hành chính sẽ giúp cho Quý khách có được văn bằng bảo hộ một cách nhanh nhất. Với dịch vụ thực hiện thủ tục dăng ký sáng chế, PHAMLAW sẽ tiến hành các công việc sau:
- Tư vấn về những quy định hiện hành của pháp luật về thủ tục đăng ký sáng chế;
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ và hợp lệ phục vụ cho việc thực hiện thủ tục;
- Đại diện cho Quý khách thực hiện các công việc với Cục Sở hữu trí tuệ;
- Thay mặt Quý khách nhận kết quả và bàn giao lại cho Quý khách.
Trên đây là bài tư vấn của PHAMLAW về thủ tục đăng ký sáng chế. Nếu Quý khách còn vướng mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính 1900 của PHAMLAW. Để được tư vấn dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
——————————-
Phòng dịch vụ thủ tục hành chính-Phamlaw