Đơn đăng ký sáng chế quốc tế theo PCT

Đơn đăng ký sáng chế quốc tế theo PCT

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên (Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019). Sáng chế là một trong bảy đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, để xác lập quyền sở hữu cong nghiệp đối với sáng chế thfi phải thực hiện hiẹn đnagw ký bảo hộ và được cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Tổ chức, cá nhân một khi sáng tạo ra sáng chế thì có thể thực hiện đăng ký bảo hộ tại Việt Nam hoặc có thể đăng ký bảo hộ tại các nước khác. Đối với mỗi nước thực hiện đăng ký bảo hộ thì yêu cầu về đơn đăng ký sáng chế quốc tế lại khác nhau. Việc đăng ký sáng chế quốc tế được thực hiện theo quy định của PCT. Để làm rõ đơn đăng ký sáng chế quốc tế theo PCT, Luật Phamlaw giới thiệu tới quý khách hàng bài viết dưới đây:

Don Dang Ky Sang Che Quoc Te Theo Pct
Đơn đăng ký sáng chế quốc tế theo PCT

1. PCT là gì?

Như trên đã nói, việc đăng ký sáng chế quốc tế được thực hiện theo quy định của PCT. Vậy PCT là gì?

PCT là từ viết tắt của Hiệp ước hợp tác về sáng chế (Patent Cooperation Treaty). Hiệp ước hợp tác về sáng chế được kí kết ngày 19/6/1970 tại Washington, PCT bắt đầu có hiệu lực từ 01/6/1978, Việt Nam tham gia PCT từ ngày 10/3/1993.

PCT cho phép tìm kiếm sự bảo hộ bằng sáng chế cho một phát minh đồng thời ở một số lượng lớn các quốc gia bằng cách nộp đơn đăng kí bằng sáng chế quốc tế duy nhất thay vì nộp một số đơn xin cấp bằng sáng chế quốc gia hoặc khu vực riêng biệt. Việc cấp bằng sáng chế vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Cơ quan sáng chế quốc gia hoặc khu vực.

2. Đơn đăng ký sáng chế quốc tế theo PCT

Đơn quốc tế về sáng chế bao gồm hai loại:

Thứ nhất. Đơn PCT có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam: Đơn có yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam, được nộp tại bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam.

  • Thành phần Đơn PCT có chỉ định Việt Nam bao gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, làm theo Mẫu 01-SC quy định tại Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.

– Bản sao đơn quốc tế (trường hợp người nộp đơn yêu cầu vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế).

– 01 Bản dịch ra tiếng Việt của bản mô tả và bản tóm tắt trong đơn quốc tế (bản công bố hoặc bản gốc nộp ban đầu, nếu đơn chưa được công bố và bản sửa đổi và bản giải thích phần sửa đổi, nếu đơn quốc tế có sửa đổi theo Điều 19 của Hiệp ước).

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

– Giấy ủy quyền (trường hợp đơn nộp qua đại diện). Người nộp đơn có thể nộp giấy ủy quyền với thời hạn quy định tại điểm 27.7.a của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN và thời hạn bổ sung giấy ủy quyền không tính vào thời hạn thẩm định đơn.

  • Thành phần Đơn PCT có chọn Việt Nam bao gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, làm theo Mẫu 01-SC quy định tại Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.

– 01 Bản dịch ra tiếng Việt của bản mô tả và bản tóm tắt trong đơn quốc tế (bản công bố hoặc bản gốc nộp ban đầu, nếu đơn chưa được công bố và bản sửa đổi và bản giải thích phần sửa đổi, nếu đơn quốc tế có sửa đổi theo Điều 19 và/hoặc Điều 34.2 (b) của Hiệp ước).

– 01 Bản dịch ra tiếng Việt của các phụ lục báo cáo thẩm định sơ bộ quốc tế (khi có yêu cầu thẩm định nội dung đơn).

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

– Giấy ủy quyền (trường hợp đơn nộp qua đại diện). Người nộp đơn có thể nộp giấy ủy quyền với thời hạn quy định tại điểm 27.7.a của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN và thời hạn bổ sung giấy ủy quyền không tính vào thời hạn thẩm định đơn

Thứ hai. Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam: Đơn được nộp tại Việt Nam, trong đó có yêu cầu bảo hộ tại bất kỳ nước thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam.

  • Thành phần Đơn PCT có nguồn gốc tại Việt Nam bao gồm:

– Tờ khai đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam được làm bằng tiếng Anh (03 bản).

– Bản mô tả (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có).

– Yêu cầu bảo hộ (02 bản).

– Các tài liệu có liên quan (nếu có): Giấy ủy quyền…

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

3. Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009. 2019.

Nghị định 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

Thông tư 01/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

Thông tư 16/2016/TT-BKHCN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCTTvà Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN.

———————-

Luật Phamlaw

5/5 - (1 bình chọn)