Thủ tục xin cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, cấp phó bản, cấp lại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là hai vấn đề không có mối quan hệ gì với nhau. Phó bản không phải là một thuật ngữ mới, tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa chính xác phó bản là gì, và cách sử dụng như thế nào. Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu thực tế, luật sở hữu trí tuệ quy định trường hợp phó bản văn bằng bảo hộ đối với trường hợp quyền sở hữu công nghiệp do nhiều tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu, nhằm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu khác không được cấp văn bằng bảo hộ gốc bởi, về nguyên tắc, văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho 01 chủ sở hữu là người đầu tiên trong danh sách những người nộp đơn chung. Ngoài ra, trong suốt quá trình khai thác, sử dụng văn bằng bảo hộ, không thể tránh khỏi văn bằng bảo hộ bị mất hoặc hư hỏng không thể sử dụng được nữa, vì vậy pháp luật cũng quy định rõ về nội dung này. Vậy quy định của pháp luật như thế nào? Sau đây, công ty Luật PhamLaw xin được tư vấn đến quý Khách về quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục xin cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
- Căn cứ pháp lý
Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Nghị định số 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
Thông tư số 263/2017/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
2. Cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ khi nào?
Thứ nhất, về cấp phó bản văn bằng bảo hộ (sau đây gọi tắt là phó bản):
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể khái niệm phó bản là gì, mà chỉ quy định trường hợp nào tổ chức, cá nhân được cấp phó bản. Theo đó, phó bản được cấp trong trường hợp quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung, khi mà văn bằng bảo hộ chỉ cấp cho một chủ sở hữu là người đầu tiên trong danh sách những nộp đơn chung.
Như vậy, để bảo hệ quyền lợi cho tất cả đồng chủ sơ hữu, các chủ sở hữu chung còn lại không được cấp văn bằng bảo hộ gốc, sẽ được quyền nộp hồ sơ yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ với điều kiện phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về cấp lại văn bằng bảo hộ/phó bản
Chủ sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ/phó bản có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp lại văn bằng bảo hộ/ phó bản nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Văn bằng bảo hộ/phó bản bị mất;
– Văn bằng bảo hộ/phó bản bị hỏng, rách, phai mờ… đến mức không thể tiếp tục sử dụng được
- Thành phần hồ sơ:
(1) Tờ khai yêu cầu cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ (Theo mẫu quy định)
(2) 01 mẫu nhãn hiệu/01 bộ ảnh chụp bản vẽ kiểu dáng công nghiệp trùng với mẫu nhãn hiệu, bộ ảnh chụp bản vẽ kiểu dáng công nghiệp đã thể hiện trong văn bằng bảo hộ gốc;
(3) Giấy ủy quyền nếu hồ sơ yêu cầu do đại diện sở hữu công nghiệp thay mặt nộp đơn;
(4) Chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định
Lưu ý: Trường hợp phí, lệ phí được nộp thông qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ thì chỉ cần nộp bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.
3. Trình tự xử lý hồ sơ
Thời hạn xử lý yêu cầu: 01 tháng, thời hạn này có thể kéo dài hoặc rút ngắn tùy thuộc vào số lượng đơn liên quan đến sở hữu công nghiệp nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ tại thời điểm đó
Kể từ khi người nộp hồ sơ nộp đủ hồ sơ bao gồm những giấy tờ, tài liệu nêu trên, trong thời hạn 01 tháng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét yêu cầu cấp phó bản/văn bằng bảo hộ:
- Hồ sơ đáp ứng đầy đủ yêu cầu về số tài liệu, mẫu đúng quy định cũng như nội dung kê khai, Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp phó bản văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp lại văn bằng bảo hộ.
- Hồ sơ yêu cầu cấp lại/cấp phó bản văn bằng bảo hộ không đáp ứng quy định, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ.
4. Phí, lệ phí Nhà nước
Người nộp hồ sơ yêu cầu cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ phải nộp những khoản phí, lệ phí bao gồm:
- Phí đăng bạ: 120.000 đồng;
- Phí công bố: 120.000 đồng.
(Theo Thông tư số 263/2017/TT-BTC quy định về mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ)
5. Công việc PhamLaw sẽ thực hiện khi Quý khách sử dụng dịch vụ thực hiện thủ tục cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ
Đối với thủ tục trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và thủ tục cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ nói riêng, PhamLaw là đơn vị với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý am hiểu pháp luật Sở hữu trí tuệ và có kinh nghiệm dày dặn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, có thể giúp Quý khách có được kết quả một cách nhanh chóng nhất. Với dịch vụ thực hiện thủ tục yêu cầu cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ của PhamLaw, chúng tôi sẽ thay mặt Quý khách thực hiện các công việc sau:
- Tư vấn cho quý Khách quy định của pháp luật hiện hành về Sở hữu trí tuệ nói chung, sở hữu công nghiệp nói riêng và thủ tục yêu cầu cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ;
- Soạn hồ sơ đầy đủ và hợp lệ phục vụ cho việc thực hiện thủ tục;
- Đại diện cho quý Khách thực hiện thủ tục tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Thay mặt quý Khách nhận kết quả và bàn giao lại cho quý Khách.
Trên đây là tư vấn của công ty TNHH tư vấn PhamLaw về Thủ tục xin cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính 1900 của công ty TNHH tư vấn PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Hãy đến với Công ty Luật Phạm Law để nhận được dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng.
Rất mong nhận được sự hợp tác của khách hàng!
Trân trọng!