Những lưu ý quan trọng khi soạn thảo hợp đồng

Những lưu ý quan trọng khi soạn thảo hợp đồng

Trong phạm vi bài viết này, Phamlaw sẽ đưa ra những lưu ý quan trọng để soạn thảo một hợp đồng mà qua đó, quý khách hàng, quý doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng một số kinh nghiệm của bài viết trong giao dịch của mình.

Xét về độ khó, việc soạn thảo một hợp đồng khó hơn việc viết( hay soạn thảo) một văn bản tư vấn pháp lý. Không giống với một văn bản trình bày vấn đề pháp lý vốn có tính chất tương đối kỹ thuật và có thể theo một số khuôn mẫu nhất định( mở bài, kết luận và thân bài), việc soạn thảo hợp đồng ít có khuôn mẫu hơn, đòi hỏi sự sáng tạo của quý khách hàng. Không có hợp đồng nào giống hợp đồng nào, kể cả về các hợp đồng có giao dịch tương tự. Các hợp đồng mà quý khách hàng có thể phải soạn rất đa dạng, có thể là hợp đồng mua bán, hợp đồng lao động hay hợp đồng thuê nhà,…

Nhung Luu Y Quan Trong Khi Soan Thao
Những lưu ý quan trọng khi soạn thảo hơp đồng

Mặc dù phức tạp và ít có tính khuôn mẫu nhưng nhìn chung các hợp đồng đều có một số điều khoản cơ bản nhất định và nếu hiểu mục đích và cơ cấu của các điều khoản đó thì việc soạn thảo sẽ trở nên có tính hệ thống và khuôn mẫu hơn. Điều khoản cơ bản của hợp đồng gồm các điều khoản sau đây:

Một là: Các điều khoản về cơ cấu giao dịch. Các điều khoản về cơ cấu giao dịch thường có tính chất thương mại, mô tả bản chất, cơ cấu của giao dịch và được các bên thống nhất trong các thỏa thuận sơ bộ về giao dịch. Các điều khoản này thường quy định về lợi ích của các bên và không đặt ra vấn đề pháp lý phức tạp. Thông thường, các điều khoản về cơ cấu giao dịch được quy định ở phần đầu của hợp đồng và nằm tách biệt với các điều khoản khác. Các điều khoản về cơ cấu giao dịch phụ thuộc vào từng loại giao dịch khác nhau. Vì vậy, khi soạn thảo các điều khoản này, điều quan trọng nhất mà quý khách hàng cần lưu ý là phải mô tả chính xác, rõ ràng cơ cấu giao dịch mà các bên đã nhất trí.

Hai là, Các điều khoản pháp lý quan trọng. Mục đích lớn nhất của các điều khoản pháp lý quan trọng trong hợp đồng là nhằm phân bố rủi ro. Các điều khoản này còn là cơ sở để các bên xem xét quyết định việc tham gia giao dịch. Theo thông lệ thị trường hiện nay, các điều khoản này sẽ được các bên đàm phán sơ bộ và ghi nhận trong các thỏa thuận sơ bộ về giao dịch. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp, các điều khoản pháp lý quan trọng thường sẽ được các bên đàm phán chi tiết và kỹ càng hơn trong giai đoạn sau đó. Về cơ bàn, các điều khoản pháp lý  quan trọng có thể được chia thành bốn nội dung chính như sau:

  • Nội dung thứ nhất: các điều kiện tiên quyết: Là các điều kiện cần hoàn tất để nghĩ vụ của các bên theo hợp đồng phát sinh hiệu lực. Nói cách khác, đây là các điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và thời điểm giao dịch được thực hiện. Do vậy, nhóm điều khoản này có lẽ là các điều khoản được các bên quan tâm nhất và thường gặp khó khăn, phức tạp nhất khi đàm phán, doạn thảo hợp đồng. Các điều kiện tiên quyết thường là: Các sự kiện cần phát sinh hoặc không được phép phát sinh, các điều kiện cần đáp ứng, các nghĩa vụ mà các bên phải hoàn trả thành một thời điểm cụ thể. Khi soạn thảo các điều kiện tiên quyết, quý khách hàng cần xác định được các điều kiện có vai trò quan trọng trong việc xử lý rủi ro của khách hàng trước khi khách hàng có nghĩa vụ trong giao dịch.
  • Nội dung thứ hai: Các cam đoan và bảo đảm về các sự kiện thực tế: Mục đích của các cam đoan và bảo đảm nhằm tạo điều kiện cho mỗi bên có thể biết được các sự kiện thực tế là các thông tin quan trọng liên quan trực tiếp đến giao dịch mà mỗi bên không thể tự mình biết được. Thông thường, các bên sử dụng điều khoản này để đảm bảo tính xác thực của thông tin, sự kiện thực tế quan trọng đối với các bên khi giao kết, thực hiện hợp đồng mà họ không thể tự thẩm định hoặc không muốn chịu trách nhiệm thẩm định.
  • Nội dung thứ ba: các cam kết: Có thể hiểu đây là những nghĩa vụ thực hiện hoặc không thực hiện các hành vi cụ thể theo thỏa thuận. Các cam kết sẽ có giá trị trong suốt thời hạn của hợp đồng hoặc tại các thời điểm có liên quan.
  • Nội dung thứ tư: Các sự kiện vi phạm và biện pháp xử lý: Sự kiên vi phạm phát sinh khi các bên vi phạm quy định trong hợp đồng. Sự kiện vi phạm điển hình bao gồm: Cam đoan và bảo đảm của một bên về các sự kiện thực tế không chính xác, một bên không tuân thủ bất kì cam kết nào. Khi sự kiện vi phạm phát sinh, bên bị vi phạm có quyền áp dung các biện pháp xử lý được quy định trong luật và hợp đồng. Khi soạn thảo các điều khoản về các biện pháp xử lý lý vi phạm, quý khách hàng cần lưu ý các điều khoản về các biện pháp xử lý vi phạm cụ thể. Ví dụ, phạt vi phạm phải được quy định trong hợp đồng và mức phạt vi phạm đối với hợp đồng xây dựng là không vượt quá 12% phần hợp đồng bị vi phạm (Điều 146, Luật Xây dưng 2014).

Các điều khoản pháp lý quan trọng thường thay đổi, phụ thuộc vào bản chất, cơ cấu giao dịch và các bên tham gia giao dịch. Do đó, khi soạn thảo hợp đồng, quý khách hàng cần có kiến thức pháp lý và kinh nghiệm để xác định được các rủi ro tiềm ẩn trong giao dịch, cũng như sử dụng các điều khoản này để xử lý từng loại rủi do dựa trên bản chất, mục đích của từng điều khoản nhằm phản ánh đúng sự phân bố rủi ro mà các bên đã thỏa thuận.

Ba là: các điều khoản tiêu chuẩn: Là các điều khoản khác mà hợp đồng thông thường cần phải có. Các điều khoản tiêu chuẩn chủ yếu bao gồm các quy định về giải quyết tranh chấp và thi hành các điều khoản của hợp đồng. Các điều khoản này thường đã được chuẩn hóa thành các điều khoản mẫu và liên quan đến các vấn đề phức tạp vầ thương mại, pháp lý nhiều hơn so với hai nhóm điều khoản trên. Vì vậy, việc soạn thảo các điều khoản tiêu chuẩn không quá phức tạp và đòi hỏi quá nhiều kĩ năng của quý khác hàng. Quý khách hàng thường chỉ cần biết thông lệ thị trường để saonj thảo các điều khoản mẫu này.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật PhamLaw các lưu ý quan trọng khi soạn thảo hợp đồng. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn doanh nghiệp và hợp đồng 1900 6284 của PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ quan: soạn thảo hợp đồng, rà soát hợp đồng, tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng,… Quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866; 091 611 0508 chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Rất mong nhận được sự hợp tác của khách hàng!

Trân trọng!

> xem thêm: Hoàn trả những gì đã nhận khi hợp đồng vô hiệu

 

5/5 - (1 bình chọn)