Hoàn trả những gì đã nhận khi hợp đồng vô hiệu

HOÀN TRẢ NHỮNG GÌ ĐÃ NHẬN KHI HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU

Khách hàng: Xin Luật sư công ty Luật Phamlaw tư vấn cho tôi trường hợp như sau: Công ty TNHH thương mại Nam Anh( là công ty tôi)( đồng thời cũng là nguyên đơn) đã kí hết với công ty Cổ phần đầu tư và phát triển( Bị đơn) một hợp đồng nhượng quyền thương mại. Khi đưa ra Hội đồng trọng tài thì Hội đồng Trọng tài đã xét “ Xét thấy hợp đồng nhượng quyền thương mại được ký kết giữa Nguyên đơn và Bị đơn vô hiệu toàn bộ do không thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực giao dịch dân sự”. Hội đồng trọng tài đã yêu cầu công ty của tôi và công ty bên phía bị đơn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Xin luật sự tư vấn cho tôi việc trọng tài xử lý như trên là hợp lý hay chưa?

Luật sư tư vấn: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

 Xin cảm ơn câu hỏi của quý khách hàng đã trả lời đến Luật Phamlaw, về trường hợp của quý khách hàng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Trong thực tế, doanh nghiệp phải đối đầu với thực trạng hợp đồng đồng do họ xác lập thuộc trường hợp vô hiệu và cần phải giải quyết hệ quả của việc hợp đồng vô hiệu. Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập. Theo đó, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trị giá thành tiền để hoàn trả.

Hoan Tra Nhung Gi Da Nhan Khi Hop Dong Vo Hieu
Hoàn trả những gì đã nhận khi hợp đồng vô hiệu

Các tình tiết của vụ việc trên cho thấy Hội đồng Trọng tài đã xác định hợp đồng vô hiệu trong khi đó Bị đơn thời nhận có sử dụng quyền thương mại của Nguyên đơn và chính Hội đồng Trọng tài đã xác định: “ có cơ sở xác định bị đơn có sử dụng quyền thương mại của nguyên đơn”. Từ câu câu hỏi đó đặt ra là giải quyết việc Bị đơn sử dụng quyền thương mại của Nguyên đơn như thế nào khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu.

Hợp đồng vô hiệu kéo theo nhiều hệ quả trong đó có vấn đề hoàn trả những gì đã nhận và pháp luật có những quy định thống nhất về chủ đề này. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005, “ khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” .Hướng tương tự được duy trì trong bộ luật dân sự 2015 tại khoản 2 Điều 121, theo đó “ Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”. Ở đây, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, và để khôi phục tình trạng ban đầu, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.Trong nhiều trường hợp, việc hoàn trả không gặp khó khăn như khi một bên nhận tài sản của bên kia thì nay phải hoàn trả tài sản đã nhận. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có những trường hợp việc hoàn trả không thể triển khai bằng hiện vật như người thuê không thể hoàn trả bằng hiện vật đối với việc sử dụng tài sản mà mình đã thuê cũng như dịch vụ mà mình đã sử dụng trước khi hợp đồng vô hiệu

Trong vụ việc của quý khách hàng nêu trên, lợi ích mà Công ty Quý khách hàng đã nhận được từ Bị đơn là việc sử dụng quyền thương mại xuất phát từ hợp đồng và việc hoàn trả ngày cũng không thể triển khai bằng hiện vật và câu hỏi đặt ra là cần phải xử lý trường hợp này như thế nào. Bộ luật dân sự 2005 đã xác định tại khoản 2 điều 137 rằng : “Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền” và hướng tương tự được duy trì tài khoản 2 Điều 121 bộ luật dân sự 2015 theo đó: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì giá trị đồng tiền để hoàn trả đối chiếu với vụ việc trên việc hoàn trả bằng hiện vật là không thể diễn ra vào hội đồng trọng tài đã khẳng định quyền hoạt động không thể hoàn trả được. Do đó, bên sử dụng quyền thương mại phải hoàn trả bằng tiền và câu hỏi đặt ra là quy đổi việc sử dụng( không thể hoàn trả bằng hiện vật) thahf tiefn như nào?

Hội đồng Trọng tài đã quy đổi việc sử dụng quyền thương mại( cần phải hoàn trả nhưng không hoàn trả được bằng hiện vật) bằng chính giá trị mà các bên đã thỏa thuận và như vậy, phần sử dụng chưa thanh toán cần tiếp tục được thanh toán. Hướng này chưa được quy định rõ trong văn bản nhưng có tính thuyết phục và cần được duy trì, phát triển cho hoàn cảnh tương tự.

Trong vụ việc trên, một vấn đề nữa cần đặt ra là: khoản tiền phải trả do không hoàn trả bằng hiện vật có làm phát sinh lãi chậm trả không?Trong vụ việc trên, Công ty của Quý khách hàng không được yêu cầu lãi chậm trả. Việc tính lãi chỉ áp dụng đối với dịch vụ đã sử dụng khi hợp đồng hợp pháp và việc tính lãi chậm trả không được tiến hành khi hợp đồng không hợp pháp.

Trên đây là tư vấn của công ty TNHH tư vấn PhamLaw về hoàn trả cho nhau những gì đã nhận khi hợp đồng vô hiệu. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn doanh nghiệp và hợp đồng 1900 6284 của PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ quan: soạn thảo hợp đồng, rà soát hợp đồng, tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng,… Quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866; 091 611 0508 chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Bài viết có tham khảo 1 số nguồn interner và kinh nghiệm thực tiễn Phamlaw.

———————-

Phòng Doanh nghiệp và Hợp đồng – Phamlaw

> xem thêm:

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)