Giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài thương mại

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

Giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài thương mại là hình thức giải quyết được rất nhiều các doanh nghiệp lựa chọn trong những năm gần đây. Đặc biệt hiện nay khi Việt Nam trở thành quốc gia có nhiều lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy quá trình hợp tác phát triển giữa rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài trong các quan hệ kinh doanh thương mại. Việc hợp tác giữa các doanh nghiệp này thông thường được thực hiện thông qua các loại hợp đồng khác nhau. Trong các giao dịch Hợp đồng đó các chủ thể trong hợp đồng thường lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì Tòa án và Trọng tài thương mại là hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hợp đồng phát sinh từ hoạt động thương mại. Xu hướng lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết vì các ưu điểm của hình thức này như: 1. Thủ tục đơn giản hơn;  2. Việc được quyền lựa chọn trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho phép các bên lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế về vấn đề tranh chấp, có uy tín trong nghành nghề  trở thành trọng tài viên giải quyết tranh chấp của các bên, đảm bảo chất lượng giải quyết tranh chấp. (tranh chấp bảo hiểm, tranh chấp về cổ phiếu, chứng khoán; tranh chấp xây dựng,…); 3. Bảo mật được các thông tin liên quan đến việc giải quyết tranh chấp, phiên họp giải quyết tranh chấp được bảo mật hơn so với tố tụng tại tòa án vì nguyên tắc xét xử của tòa là xét xử công khai; 4. Thẩm quyền của hội đồng trọng tài được thiết lập dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà không phụ thuộc vào quyền lực nhà nước. Mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn [cho phép sử dụng tiếng nước ngoài, áp dụng luật nước ngoài,…] phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài….

Vậy điều kiện và thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại được thực hiện như thế nào?

Giai Quyet Tranh Chap Hop Dong Bang Trong Tai Thuong Mai
Giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài thương mại

Luật Trọng tài thương mại năm 2010 là văn bản pháp luật hiện hành quy định các vấn đề về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Trọng tài. Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Trọng tài thì các bên trong hợp đồng phải đáp ứng điều kiện và thực hiện các thủ tục sau:

  1. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại.

– Các bên trong hợp đồng phải có thỏa thuận về việc khi hợp đồng xảy ra tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọng tài, thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xẩy ra tranh chấp.

  1. . Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Trọng tài thương mại

Khi thực hiện việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài các bên sẽ phải trải qua các quy trình, thủ tục như sau:

2.1. Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo.

Điều 30, Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định về đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo như sau:

1. Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.

2. Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;

đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;

e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.

3. Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.”

2.2. Bị đơn nộp bản tự bảo vệ

Khi nguyên đơn gửi đơn khởi kiện và hồ sơ tài liệu kèm theo đến Trung tâm trọng tài thì đồng thời cũng phải gửi cho bị đơn một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm đơn khởi kiện và hồ sơ tài liệu kèm theo. Sau khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên, tùy trường hợp vụ việc tranh chấp được giải quyết bằng Trung tâm trọng tài hay Trọng tài vụ việc.

2.3. Thành lập Hội đồng trọng tài

Điều 39, Luật Trọng tài thương mại năm 2010, quy định về thành phần Hội đồng trọng tài như sau:

1. Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên.

  1. Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.”

2.4. Hòa giải

Cũng giống như việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án, khi giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thủ tục hòa giải giữa các bên cũng sẽ được Hội đồng trọng tài thực hiện trước khi tiến hành phiên họp giải quyết.

Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.

2.5. Mở phiên họp giải quyết tranh chấp

Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.

 Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.

2.6. Hội đồng trọng tài ra phán quyết.

Dựa trên kết quả của phiên họp giải quyết tranh chấp, căn cứ sự trình bày, bảo vệ của các bên, Hội đồng trọng tài sẽ ra phán quyết dựa trên các nguyên tắc sau:

– Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.

– Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.

Trên đây là nội dung bài viết có liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài thương mại. Luật Phamlaw với đội ngũ luật sư giầu kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ pháp lý có liên quan đến tranh chấp hợp đồng, tranh chấp cổ đông, thành viên trong doanh nghiệp. Quý khách hàng, Quý bạn đọc có thể kết nối đến tổng đài 1900 6284 để được hỗ trợ tư vấn chuyên sâu, kết nối đến số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được hỗ trợ dịch vụ.

—————————-

Bộ Phận tư vấn doanh nghiệp – Công ty Luật Phamlaw

 

 

 

 

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)