HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU 1 PHẦN
Khách hàng: Xin chào Luật sư công ty Phamlaw, xin luật sư tư vấn cho tôi một sự việc như sau: Năm 2012 Công ty của Tôi( nguyên đơn) ký hợp đồng với công ty A( Bị đơn) thuê nhà xưởng. Năm 2014, tôi có ký hợp đồng trong đó có nội dung giá thuê, đặt cọc. Cụ thể: “ Giá thuê bằng đồng Việt Nam tương đương 19.000 USD một tháng theo tỷ lệ giá bán ngoại tệ bán ra do Ngân hàng Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán”, “Bên B( nguyên đơn) sẽ đặt cọc bằng đồng tiền Việt Nam tương đương 60.000 USD theo tỷ giá ngoại tệ bán ra tại thời điểm đặt cọc do Ngân hàng Việt Nam công bố”. Tôi có yêu cầu Hội đồng trọng tài xác định hợp đồng kia, Hội đồng trọng tài xác định hợp đồng vô hiệu nhưng chỉ vô hiệu một phần. Xin Luật sư tư vấn xem việc Hội đồng trọng tài xác định như thế có đúng không?
Tư vấn: Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật Phamlaw, với sự việc trên, tôi xin tư vấn cho quý khách hàng như sau: Trên thực tế, đôi khi doanh nghiệp xác lập hợp đồng nhưng hợp đồng rơi vào trường hợp vô hiệu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý xác định hợp đồng thuộc trường hợp vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu một phần. Trong trường hợp vô hiệu một phần, phần còn lại của hợp đòng vẫn còn hiệu lực ràng buộc các bên.
Trong vụ việc này, hợp đồng được xác lập ở thời kì BLDS 2005 đang có hiệu lực và ở thời điểm này, “ giao dịch dân sự có mục địch và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật trái đạo đức xã hội bị vô hiệu” trong khi đó, Điều 22 của Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi, bổ sung số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18/03/2013 của UBTVQH quy định: “ Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niên yết, quảng cáo,báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”
Với quy định trên, chúng ta thấy ở thời điểm các bên xác lập hợp đồng, hợp đồng vi phạm điều cấm của “ pháp luật” thì vô hiệu trong khi đó Pháp lệnh ngoại hối nêu trên là “ pháp luật” nên Hội dồng Trọng tài đã xác định” Thỏa thuận như vậy là vi phạm quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh Ngoại hối”, “ với việc ghi giá, định giá bằng ngoại hối tại Điều 03 của hợp đồng 14 là vi phạm điều cấm của Pháp luật” Ở đây, chúng ta có thể thấy , nếu hoàn cảnh tương tự xảy ra mà áp dụng Bộ Luật dân sự 2015 thì hợp đồng không vô hiệu, còn đối với BLDS 2005 thì phải tập trung vào xem xét phạm vi vô hiệu của hợp đồng.
Khi hợp đồng vô hiệu, nó có thể vô hiệu một phần hay vô hiệu toàn bộ. Đối chiếu với các tình tiết của vụ việc trên, chúng ta có hợp đồng đặt cọc và hợp đồng thuê nhà xưởng nhưng không phải toàn bộ hai hợp đồng này đều vi phạm điều cấm; chỉ những nội dung liên quan đến việc nêu giá bằng ngoại hối là vi phạm điều cấm và phần còn lại là hợp pháp như Hội đồng Trọng tài đã xác định.
Có thể thấy, chỉ một phần của hợp đồng vô hiệu và đó là phần nêu giá thuê và tiền đặt cọc bằng ngoại tệ. Điều đó có nghĩa là phần còn lại của hợp đồng vẫn còn hiệu lực pháp luật. Thực tế, hội đồng trọng tài đã theo hướng vừa nêu vì đã xét rằng: “ Bị đơn đã nhận đặt cọc của nguyên đơn là 1.254.001.400 VND. Do đó, mặc dù các thỏa thuận khác liên quan đến ngoại hối Điều 3 của hợp đồng 14 không còn hiệu lực, giữa các bên vẫn tồn tại giao dịch dân sự về vấn đề đặt cọc” và “ phần còn lại của hợp đồng 14 có hiệu lực pháp luật, ràng buộc nguyên đơn và bị đơn”. Ở đây, Hội đồng Trọng tài theo hướng hợp đồng đặt cọc vẫn có hiệu lực và hợp đồng thuê cũng vậy nên Hội đồng Trọng tài xử lý hợp đồng đặt cọc và hợp đồng thuê theo hướng có hiệu lực như xử lý việc” chấm dứt hợp đồng” ( khi bàn về chấm dứt hợp đồng thì đồng nghĩa với việc hợp đồng đó đã hợp pháp).
Lưu ý: Từ vụ việc trên, doanh nghiệp cần lưu ý rằng một trong số trường hợp hợp đồng do họ xác lập lập thuộc trường hợp vô hiệu nhưng điều đó không có nghĩa là toàn bộ hợp đồng đó bị vô hiệu. Pháp luật dân sự theo hướng hợp đồng có thể chỉ vô hiệu một phần và phần còn lại vẫn có hiệu lực( ràng buộc các bên). Việc vẫn giữ phần còn lại có hiệu lực của hợp đồng như vừa nêu trên là thuyết phục vì hợp đồng sinh ra không để bị vô hiệu hóa mà là để thực hiện. Do đó, hợp đồng, doanh nghiệp cần nghiên cứu các quy định và phân tích như trên để hạn chế vi phạm hợp đồng vô hiệu, tối đa hóa quyền lợi của mình.
Trên đây là tư vấn của công ty TNHH tư vấn PhamLaw về hợp đồng vô hiệu một phần. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn doanh nghiệp và hợp đồng 1900 6284 của PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ quan: soạn thảo hợp đồng, rà soát hợp đồng, tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng,… Quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866; 091 611 0508 chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
—————–
Bài viết có tham khảo thêm một số nguồn tư vấn từ internet – Phòng tư vấn Doanh nghiệp và Hợp đồng
> Có thể bạn quan tâm: