Thỏa ước lao động tập thể

Thỏa ước lao động tập thể (TU LĐ TT)

Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Phamlaw xin cung cấp những thông tin cơ bản về thỏa ước lao động tập thể- 1 văn bản được coi như “khế ước” lao động giữa người sử dụng lao động và tập thể người lao động:

1. Thế nào là TU LĐ TT

Khoản 1 Điều 73 BLLĐ năm 2012 quy định: TU LĐ TT là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể”

TU LĐ TT gồm TU LĐ TT doanh nghiệp,TU LĐ TT ngành và hình thức TU LĐ TT khác do Chính phủ quy định.

2.  Hình thức

– Theo quy định của pháp luật lao động thì hình thức của thỏa ước lao động tập thể bắt buộc phải bằng văn bản, khác với nội quy lao động hay HĐLĐ thì trong một số trường hợp hình thức không bắt buộc phải bằng văn bản

3. Chủ thể ký kết thỏa ước lao động 

1 là, thỏa ước lao đông tập thểĐiều 74. BLLĐ 2012 quy định : Chủ thể ký kết thỏa ước lao động tập thể

+ Bên tập thể lao động: Đại diện tập thể lao động

-+ Bên sử dụng lao động: người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động

 2 là, chủ thể ký kết thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp:

+ Bên tập thể lao động là đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

+ Bên người sử dụng lao động là người sử dụng lao động hoặc người đại diện của người sử dụng lao động.

3 là, chủ thể ký kết thoả ước lao động tập thể ngành được quy định như sau:

+ Bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn ngành;

+ Bên người sử dụng lao động là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động đã tham gia thương lượng tập thể ngành.

– Thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể và:

– Có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;

–  Có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể ngành;

– Đối với hình thức thỏa ước lao động tập thể khác theo quy định của Chính phủ.

4. Việc lý kết đúng quy trình thương lượng tập thể

Thứ nhất, quy trình thương lượng tập thể tuân thủ nguyên tắc : Thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc thiện chí, bình đẳng, hợp tác, công khai và minh bạch (Điều 67 BLLĐ 2012)

Thứ hai, đại diện tham gia thương lượng tập thể đúng thẩm quyền:

–  Bên tập thể lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện Ban chấp hành công đoàn ngành;

– Bên người sử dụng lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là người sử dụng lao động hoặc người đại diện cho người sử dụng lao động; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ngành (Khoản 1 Điều 69 BLLĐ 2012)

Thứ ba, Quy trình thương lượng tập thể phải chuẩn bị, tiến hành và công bố diễn đúng trình tự, thủ tục

– Quy trình chuẩn bị thương lượng tập thể

+ Trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể ít nhất 10 ngày, người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, khi tập thể lao động yêu cầu trừ những bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động;

+Lấy ý kiến của tập thể lao động.

Đại diện thương lượng của bên tập thể lao động lấy ý kiến trực tiếp của tập thể lao động hoặc gián tiếp thông qua hội nghị đại biểu của người lao động về đề xuất của người lao động với người sử dụng lao động và các đề xuất của người sử dụng lao động với tập thể lao động;

+ Thông báo nội dung thương lượng tập thể.Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể, bên đề xuất yêu cầu thương lượng tập thể phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về những nội dung dự kiến tiến hành thương lượng tập thể.

– Quy trình tiến hành thương lượng tập thể được quy định như sau:

+ Tổ chức phiên họp thương lượng tập thể.

Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức phiên họp thương lượng tập thể theo thời gian, địa điểm do hai bên đã thỏa thuận.

Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó phải có những nội dung đã được hai bên thống nhất, thời gian dự kiến ký kết về các nội dung đã đạt được thoả thuận; những nội dung còn ý kiến khác nhau;

+ Biên bản phiên họp thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện tập thể lao động, của người sử dụng lao động và của người ghi biên bản.

– Công khai, phổ biến biên bản phiên họp thương lượng tập thể: Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp thương lượng tập thể, đại diện thương lượng của bên tập thể lao động phải phổ biến rộng rãi, công khai biên bản phiên họp thương lượng tập thể cho tập thể lao động biết và lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lao động về các nội dung đã thoả thuận.

Trân trọng./.

=========================
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.

Công ty tư vn Luật Phamlaw

Tng đài tư vn pháp lut Lao Động chuyên sâu 1900 6284
Email : pham.lawyer8866@gmail.com

 

 

 

 

 

Rate this post