Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (ĐPCDHĐLĐ)

Email: thuthuy1980@….

Xin  được hỏi luật sư Phamlaw: Năm 2010, tôi làm việc ở công ty sản xuất gỗ với hợp đồng không xác định thời hạn. Tháng 8 năm 2015 tôi bị ốm, sức khỏe không cho phép. Và gia đình tôi cũng chuyển nơi cư trú nên tôi tự nghỉ việc, không kịp làm đơn báo cho công ty gỗ. Xin luật sư cho tôi hỏi, tôi có được hưởng chế độ nghỉ việc nào không?

Tôi xin được chân thành cám ơn!

Trả lời: (câu trả lời mang tính chất tham khảo)

Chào bạn, với câu hỏi của bạn Phamlaw xin được tư vấn cho bạn như sau:

Để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người lao động chỉ phải tuân thủ các quy định về thời hạn báo trước theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012.

Căn cứ Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định thời hạn báo trước để chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn như sau:

 “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương CDHĐLĐ, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

Nếu người lao động tuân thủ đúng thời hạn báo trước quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012 thì được coi là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Nếu tuân thủ không đúng thời hạn báo trước quy định tại Điều 37 thì được coi là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Ngoài ra, Điều 43 có quy định về nghĩa vụ của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:

“1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Như vậy, trong trường hợp này bạn có hợp đồng lao động không xác định thời hạn và bạn tự ý nghỉ việc mà không báo trước cho người sử dụng lao động. Căn cứ vào quy định “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày”. Do đó, hành vi trên của bạn là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, vi phạm về thời hạn báo trước (không báo trước) nên không được hưởng trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động khỏan tiền lương của những ngày người lao động đã nghỉ không báo trước.

Chỉ trường hợp lao động nữ mang thai được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không phải tuân thủ thời hạn báo trước quy định tại Điều 37 nói trên. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai quy định tại Điều 156 như sau:

Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.”

Trong thư bạn cho biết lí do nghỉ việc là ốm nhưng nếu bạn không thuộc “lao động nữ mang thai”  ”có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” khẳng định việc lao động sẽ ảnh hưởng tới thai nhi thì việc đơn phương CDHĐLĐ của bạn là trái luật như đã trình bày trên.

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi đối với trường hợp của bạn, nếu còn những khó khăn, vướng mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp đến luật sư theo số tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu 1900 6284; hoặc số hotline 0973938866; 091 611 0508 của Phamlaw để được hỗ trợ dịch vụ/

– Liên hệ với luật sư tư vấn của chúng tôi để có được câu trả lời thỏa đáng nhất!

Trân trọng./

=========================
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

Công ty Luật TNHH Phamlaw

Tầng 12, Tòa nhà Licogi 13, Số 12, đường Khuất Duy Tiến,

Thanh Xuân thành phố Hà Nội 
Hotline: 097.393.8866; 091 611 0508
Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6284

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)