Khởi kiện khi thành viên hoặc cổ đông vi phạm nghĩa vụ tuân thủ luật

Khởi kiện khi thành viên hoặc cổ đông vi phạm nghĩa vụ tuân thủ luật

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, Quý luật sư cho tôi hỏi vấn đề sau: Tôi và một người bạn nữa cùng thành lập công ty. Hiện nay công ty đã hoạt động được 03 năm tuy nhiên gần đây tôi phát hiện anh này đã tiến hành một số giao dịch mang danh nghĩa của công ty nhưng lại không phải phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Vậy tôi có thể khởi kiện anh này không? Kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi về quy định của pháp luật liên quan đến trường hợp này.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Khởi kiện khi thành viên hoặc cổ đông vi phạm nghĩa vụ tuân thủ luật

(Câu hỏi được biên tập từ cuộc gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw).

Trả lời: (câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã gửi câu hỏi đến cho Tổng đài tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw. Về vướng mắc của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn của mình qua bài viết dưới đây:

Khởi kiện khi thành viên hoặc cổ đông vi phạm nghĩa vụ tuân thủ luật

Luật doanh nghiệp 2014 có các quy định sau:

Tại khoản 6 Điều 51 quy định về nghĩa vụ của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như sau: “Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này”.

Tại khoản 7 Điều 76 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty: “Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty”.

Tại khoản 4 Điều 115 quy định về nghĩa vụ của cổ đông phổ thông: “Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”

Như vậy căn cứ vào quy định của các điều luật trên thì Luật doanh nghiệp 2014 yêu cầu thành viên và cổ đông phải có trách nhiệm tuân thủ luật. Luật doanh nghiệp 2014 cũng đặt ra trách nhiệm cá nhân đối với thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi nhân danh công ty thực hiện các hành vi theo quy định của khoản 5 Điều 51 như sau:

5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:

  1. a) Vi phạm pháp luật;
  2. b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;
  3. c) Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.”

Tuy nhiên Luật doanh nghiệp 2014 không đặt ra quy định cụ thể tương tự như điều luật trên để áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty cổ phần. Dù vậy nhưng Luật doanh nghiệp 2014 cũng không có quy định cấm điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty cổ phần quy định trách nhiệm của thành viên hay cổ đông khi xảy ra các hành vi đã nêu trên. Như vậy trong trường hợp doanh nghiệp của Quý khách hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần thì trách nhiệm của thành viên hoặc cổ đông sẽ phát sinh khi điều lệ có quy định về vấn đề này.

Bên cạnh đó, quy định của Luật doanh nghiệp 2014 cũng không làm rõ khái niệm “trách nhiệm cá nhân” đối với thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trên thực tế, trách nhiệm cá nhân này có thể được nhận định là trách nhiệm này bao gồm trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính thậm chí bao gồm cả trách nhiệm hình sự. Về nguyên tắc, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chỉ có trách nhiệm hữu hạn trong giá trị phần vốn góp tuy nhiên trường hợp này khi khởi kiện tòa án có thể không chấp nhận tính chất “trách nhiệm hữu hạn” của công ty . Tòa án trong trường hợp này có thể áp dụng trách nhiệm cá nhân đối với thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để đảm bảo công bằng cho các bên có liên quan. Theo đó, tòa án có thể phân rõ ranh giới giữa trách nhiệm của công ty và trách nhiệm của các thành viên hoặc cổ đông công ty, thành viên hoặc cổ đông công ty không được áp dụng trách nhiệm hữu hạn mà là trách nhiệm vô hạn trong trường hợp này. Thành viên hoặc công ty có trách nhiệm dân sự là chủ yếu và là trách nhiệm vô hạn. Thành viên hoặc cổ đông công ty có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và ở đây có thể coi là đền bù thiệt hại ngoài hợp đồng. Trường hợp điều lệ công ty được coi như là làm phát sinh quan hệ hợp đồng theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì kéo theo có thể phát sinh trách nhiệm đền bù thiệt hại theo hợp đồng. Khi hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thành viên hoặc cổ đông là cá nhân có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đứng trên góc độ quyền của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, hậu quả pháp lý quan trọng nhất trong những hậu quả đã nêu trên có lẽ là trách nhiệm dân sự. Theo nguyên tắc của pháp luật, bất kỳ bên nào có liên quan bị thiệt hại từ hành vi vi phạm nghĩa vụ tuân thủ luật đều có quyền yêu cầu thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ đông công ty cổ phần đã thực hiện hành vi phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Các bên liên quan bị thiệt hai trong trường hợp này có thể là công ty, các chủ nợ của công ty và các thành viên hoặc cổ đông còn lại của công ty. Các thành viên hoặc cổ đông còn lại hoàn toàn có thể yêu cầu thành viên hoặc cổ đông có hành vi vi phạm chịu trách nhiệm với tư cách cá nhân đối với thiệt hại xảy ra bởi hành vi vi phạm của thành viên hoặc cổ đông đó. Tuy nhiên một bất cập đó là hiện nay dường như chưa có án lệ nào về vấn đề này ở nước ta.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Phamlaw về thắc mắc của Quý khách liên quan đến vấn đề Khởi kiện khi thành viên hoặc cổ đông vi phạm nghĩa vụ tuân thủ luật. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tịn đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

 

Rate this post